xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng để trẻ chết vì sởi!

Lưu Nhi Dũ

Theo số liệu của Bộ Y tế, đến nay, cả nước ghi nhận hơn 3.000 ca mắc sởi trên tổng số 8.500 người sốt phát ban nghi sởi ở 59/63 tỉnh - thành, 114 ca tử vong liên quan đến sởi, trong số đó 25 ca chết vì sởi.

Tại sao rất nhiều sinh mạng trẻ thơ đã bị cướp mất vì một căn bệnh mà nhiều nước trên thế giới đã không còn hoặc còn rất ít? Sởi là căn bệnh có thể ngừa được (qua tiêm phòng) và chữa trị được, vì thế 114 ca tử vong liên quan đến sởi khiến dư luận bị sốc.

Không chỉ vậy, bệnh này còn diễn biến phức tạp khi cả người lớn cũng bị sởi tấn công. Chỉ tính riêng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, những ngày gần đây đã có hơn 300 người lớn mắc sởi đến điều trị, con số này ở Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) là 70 ca.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần 3 ca bệnh sởi là phải công bố dịch. Yêu cầu đó là quá cao so với tình hình chung của nước ta nhưng WHO có lý do khoa học của họ. Tuy nhiên, việc công bố hay không công bố dịch sởi cũng không quan trọng bằng các biện pháp hạn chế tử vong ở trẻ vì căn bệnh (dịch) thuộc nhóm B này. Cả hệ thống của Bộ Y tế đã vào cuộc chống chọi với bệnh sởi. Chính phủ cũng đã cấp thêm 12 máy thở cho các bệnh viện, bổ sung 80 tỉ đồng để chống bệnh sởi, cho thấy nỗ lực phòng chống căn bệnh này.

Song song với việc tìm mọi biện pháp chống bệnh sởi, đừng để có thêm trẻ tử vong vì bệnh này, các nhà dịch tễ học nên có công trình nghiên cứu nguyên nhân vì sao bệnh sởi bùng phát như vậy. Công trình này sẽ trả lời rất nhiều câu hỏi, đặc biệt là hiệu quả của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, từ đó đánh giá lại phác đồ tiêm chủng, chất lượng vắc-xin... Công trình nghiên cứu này nếu được tiến hành cũng không quá phức tạp vì số liệu và tình hình dịch tễ nằm trong tay Bộ Y tế.

Đánh giá Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia là việc cần làm, đặc biệt là trong tình hình hiện nay, khi mà chương trình “chùng xuống” sau dồn dập các ca tiêm chủng bị tử vong. Còn nhớ, trong Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia y tế giai đoạn 2012-2015 được Chính phủ phê duyệt ngày 4-9-2012, trong mục b (dự án 2: Tiêm chủng mở rộng), có ghi rõ ràng: “Loại trừ bệnh sởi vào năm 2012, giảm số trường hợp mắc sởi dưới 1/1 triệu dân”. Như vậy, tại sao đến năm 2014, bệnh sởi lại bùng lên ở mức độ như một trận dịch trong những năm 2009-2010?

Chương trình tiêm chủng quốc gia được bắt đầu từ năm 1982, đến năm 2009, có tỉnh - thành đạt tiêm chủng 100%, toàn quốc đạt từ 93%-97% (số liệu của Bộ Y tế). Tỉ lệ tiêm chủng như vậy là rất cao nhưng vì sao đến nay, khi bệnh sởi bùng phát và các điểm tiêm ngừa sởi ở Hà Nội thì lại quá tải khi người dân ồ ạt đưa con em đi tiêm ngừa?

Một vấn đề nữa cần đặt ra là cũng nên đánh giá lại hệ thống y tế cộng đồng. Nhiệm vụ đó là của hệ thống y tế cộng đồng nhưng đã không hoàn thành.

Cho đến nay, Bộ Y tế đã được tạo mọi điều kiện để ngăn chặn đợt bùng phát của bệnh sởi - một căn bệnh bình thường. Để thêm một trẻ tử vong vì căn bệnh này là không thể chấp nhận được.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo