xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng để trẻ con... chết già!

Nguyễn Vĩnh Nguyên

Dư luận đang phản ứng trước dự thảo điều lệ trường tiểu học với một số nội dung mới theo định hướng của Thông tư 30 (về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học) và mô hình trường học mới (VNEN) mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố hôm 13-7.

Điểm được đưa ra bàn cãi và giễu nhại nhiều nhất đó là khoản 1, điều 17 của dự thảo: “Học sinh được tổ chức theo lớp học. Lớp học có lớp trưởng, lớp phó hoặc chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản học sinh do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học (...)”.

Thật ra, “mô hình tự quản” của lớp học đã được phân tổ chức gồm có các chức vụ lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động, văn thể mỹ hay thủ quỹ, sao đỏ... Vậy thì vì sao tới lúc này, dư luận phải phản ứng mạnh đến vậy? Có lẽ sự dị ứng nằm ở tên gọi. Những tên gọi sặc mùi háo danh đang được đưa vào nhà trường ở cấp tiểu học tạo cảm giác lớp học là một thiết chế nặng nề. Trên thực tế, học trò tiểu học đang phải gánh chịu quá nhiều những nặng nề khác từ nội dung kiến thức giáo khoa, sự bất nhất trong quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo với thực tế giáo dục, từ những cuộc đua thành tích... Vậy thì thêm một “áp lực thiết chế” hình thức nữa, có cần thiết hay không?

Bởi trường học cũng là một dạng thiết chế xã hội cho nên trên thực tế, việc tổ chức lớp học hay trường học cũng chỉ là một trong những hoạt động của giáo dục hướng đến rèn luyện kỹ năng sống. Nhưng những hoạt động đó phải đặt trên nền tảng cơ sở tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm. Không thể áp đặt, duy ý chí. Những hoạt động tập thể trong trường tiểu học như đội, nhóm thiếu niên... cho đến hôm nay, không phải sinh hoạt nào cũng phù hợp với tri giác, tư duy hay tình cảm của các em nhưng vì nhiều lý do, nhiều thế hệ phải “kinh qua” một cách miễn cưỡng, không có chọn lựa nào khác.

Sẽ hài hước và chua xót biết bao khi những học trò lớp 1 gọi nhau là “chủ tịch” hay “phó chủ tịch hội đồng tự quản”!

Điều mà những nhà giáo dục có trách nhiệm lẫn phụ huynh lâu nay lên tiếng và mong ngóng đợi chờ đó là những cải cách để ngay từ cấp tiểu học; học sinh được giảm tải, được vui học, được hưởng thụ một chương trình giáo dục khuyến khích tư duy sáng tạo và nhân bản hơn, được trưởng thành trong một nền giáo dục khai phóng và tự do.

Đã quá nhiều những “xoay xở” thuộc về hình thức và khẩu hiệu, rời xa cốt lõi mục tiêu giáo dục được đưa ra từ năm này qua năm khác.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo