xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng dùng luật để trang trí!

Dương Quang

Vụ việc Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) bị buộc truy nộp 408 tỉ đồng và Giang Kim Đạt tham ô 18,6 triệu USD đã bộc lộ một vấn đề chung hết sức nhức nhối: Nhà nước và doanh nghiệp (DN) bị thiệt hại vật chất nghiêm trọng chỉ vì những kẽ hở pháp lý.

Một tuần trước, Kiểm toán nhà nước tái khẳng định bảo lưu kiến nghị truy thu 408 tỉ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) của Sabeco sau kết quả kiểm toán năm 2013. Theo Kiểm toán nhà nước, Sabeco đã lách thuế bằng cách hạ giá bán cho công ty con, làm giảm số tiền thuế TTĐB khoảng 408 tỉ đồng nên phải truy nộp ngân sách số tiền này. Không đồng tình, Sabeco có văn bản gửi các bộ, ngành cho rằng DN đã làm đúng pháp luật, cụ thể là theo Thông tư 05 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật Thuế TTĐB, do đó không phải truy nộp số tiền trên.

Bên nào cũng chứng minh được mình đã đúng, nghe qua đều thấy có lý. Có điều là thực tế lại có nhiều DN tổ chức mô hình hoạt động giống Sabeco nhưng không bị truy thu thuế. Vì sao vậy? Đại diện Kiểm toán nhà nước thừa nhận “đây là một lỗ hổng trong chính sách pháp luật…”. Vậy thì lỗ hổng ấy chính là cái bẫy, DN nếu hên thì thoát, xui thì bị “dính”.

Quy định pháp lý là do cơ quan nhà nước ban hành. Quy định nào sơ hở thì trách nhiệm trước hết phải thuộc về cơ quan ấy, không thể đổ lỗi cho các đối tượng bị điều chỉnh bởi quy định đó đã “lách” hoặc lợi dụng. Ví như vụ 408 tỉ đồng, Sabeco làm theo Thông tư 05 và thông tư này đang còn hiệu lực pháp luật, sao Kiểm toán nhà nước lại bảo họ làm sai? Nói thế có khác nào khẳng định Thông tư 05 sai. Mà văn bản dưới luật đã sai thì không được đổ tội cho bất cứ DN nào.

Đã là luật thì phải chặt và rõ. Vụ Sabeco nếu không giải quyết thỏa đáng sẽ tạo tiền lệ rất nguy hiểm về cách vận dụng luật tùy hứng mà bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân.

Cũng như vậy, chúng ta có Luật Phòng chống tham nhũng, có Nghị định về minh bạch tài sản và thu nhập, ấy vậy mà Giang Kim Đạt dù mới là quyền trưởng phòng của một công ty thuộc Vinashin và giữ chức chỉ 2 năm mà đã bòn rút của nhà nước 18,6 triệu USD (khoảng 400 tỉ đồng), chuyển cho người thân cất giữ, mua sắm tới 40 biệt thự, căn hộ cao cấp, đất đai vị trí “vàng” trên khắp cả nước cùng nhiều ô tô đắt tiền!

“Ăn” như thế có khác nào ăn cướp! Vậy là hệ thống giám sát tại nơi Đạt công tác bị tê liệt, luật lệ dường như cũng không được thực thi ở nơi này bởi trong vụ Vinashin, không ít “con cá” lớn hơn Đạt nhiều đã sa lưới cũng vì tham ô, tham nhũng.

Trong lúc cả dân tộc ta đã phải hy sinh bao xương máu mới giành được độc lập; vào thời bình còn nhiều khó khăn, phải vay vốn nước ngoài rất nhiều để kiến thiết đất nước và đại đa số người dân còn cơ cực thì lại cứ nảy nòi những kẻ đang tâm ăn trên đầu trên cổ đồng loại mình. Biết bao giờ đất nước này mới sạch bóng bọn mọt nước sâu dân như thế!

Suy cho cùng, nguyên nhân cốt lõi vẫn là do luật pháp không chặt, lại được thực thi không nghiêm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo