xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng làm xấu chính sách!

An Quý

Có rất nhiều thứ lúc mới ra đời thì trống giong cờ mở, cam kết rôm rả nhưng được một thời gian thì mất tăm, gây lãng phí và bức xúc trong dư luận.

Trong số đó có đường dây nóng của nhiều bộ, ban, ngành, địa phương. Một năm trước, Bộ Y tế lập đường dây nóng để lắng nghe phản ánh của người dân, qua đó giám sát, chấn chỉnh hoặc kỷ luật cán bộ ngành (nếu vi phạm kỷ luật). Như “bắt được sóng”, người dân gọi dồn dập, năm qua có đến gần 100.000 cuộc. Bộ Y tế cho biết từ kênh này, gần 7.000 cán bộ bị nhắc nhở, 116 người bị cắt thi đua, 18 người bị điều chuyển công tác, 6 người bị cách chức và 4 người bị nghỉ việc.

Có người bảo phải chi đường dây nóng của bộ có sớm hơn, từ nhiều năm trước, thì đã nhặt ra số “sâu” trong ngành nhiều gấp bội. Nói vậy là có cơ sở bởi chuyện vòi vĩnh, hách dịch, tắc trách... đã tồn tại trong ngành y từ lâu và cũng từng có không ít cán bộ, quan chức của ngành nhúng chàm đã bị vạch trần.

Người dân, tất nhiên, rất hoan nghênh nỗ lực làm trong sạch bộ máy của Bộ Y tế song họ chắc chắn chưa thể hài lòng, bởi theo ông Nguyễn Xuân Trường, Chánh Văn phòng Bộ Y tế, trong gần 100.000 cuộc gọi nói trên, số cuộc gọi ngợi khen tập thể hoặc cá nhân y, bác sĩ chỉ chiếm 1%. “Qua kiểm tra, phát hiện nhiều đường dây nóng của các bệnh viện, sở y tế không bảo đảm chế độ trực máy điện thoại 24/24 giờ, gọi không có người nghe hoặc điện thoại không liên lạc được” - ông Trường cho biết thêm.

Với hàng loạt vụ bê bối năm qua, ngành y chưa thể tìm lại được “tiếng thơm” cao quý vốn có của mình. Không thể quá cậy vào đường dây nóng khi đây chỉ là một công cụ; nếu nơi mở nơi tắt hoặc không quyết liệt xử lý sau tiếp nhận phản ánh thì chẳng sớm thì muộn sẽ trở thành “đường dây nguội”. Chẳng riêng ngành y, nhiều ngành khác cũng vậy.

Trường hợp đáng nói tương tự là trách nhiệm phát ngôn. Ngày 4-5-2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Quy chế nêu rất rõ người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước hoặc người được cơ quan hành chính nhà nước giao nhiệm vụ phát ngôn phải có trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí về các vấn đề cụ thể, cả khi người phát ngôn đi vắng cũng phải có cách cung cấp thông tin.

Tuy nhiên, thực tế không như vậy, tình trạng “người phát ngôn đi công tác” hoặc người có quyền phát ngôn nhưng tránh né tiếp xúc báo chí. Hậu quả là thông tin báo, đài chuyển tải đến người dân không được đầy đủ, không chính xác, có khi gây bất an trong cộng đồng. Trường hợp thông tin về chuyện ông Nguyễn Bá Thanh về nước trị bệnh (những hôm đầu) là một điển hình.

Có vi phạm quy chế phát ngôn mà chẳng sao, trực đường dây nóng không “thèm” nghe máy hoặc tiếp nhận phản ánh nhưng không giải quyết mà cũng chẳng bị hề hấn gì... Khi chế tài không rõ, sự quy buộc trách nhiệm còn mơ hồ, thiếu tính pháp lý thì ý nghĩa tốt đẹp ban đầu của các chính sách sẽ mất dần, thay vào đó là lối làm việc hình thức, gian dối rất nguy hại cho xã hội.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo