xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng tham, luôn cảnh giác!

PHẠM DŨNG thực hiện

Đó là khuyến cáo của ông Lê Anh Minh - Phó Phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự về trật tự xã hội thuộc VKSND TP HCM - với người dân khi thực hiện các giao dịch mua, bán bằng giấy tờ

Phóng viên: Nhiều năm làm công tác thực hành quyền công tố ở các phiên tòa xét xử các vụ lừa đảo bằng giấy tờ giả, ông nhận định như thế nào về tình trạng làm giấy tờ giả hiện nay?

- Ông Lê Anh Minh:

img

Giấy tờ giả đang tràn lan ngoài xã hội, từ bằng cấp giả đến giấy chứng minh nhân dân, hợp đồng mua bán... Mặc dù biết làm giả, sử dụng giấy tờ giả là vi phạm pháp luật nhưng nhiều người vẫn không sợ.

Việc xử lý những vụ án này không khó với điều kiện thu hồi được giấy tờ và giám định là giả mạo. Các vụ án dạng này có 2 nhóm đối tượng: trực tiếp làm giả và nhóm sử dụng giấy tờ được làm giả.

Các bị cáo trong đường dây làm giả bằng đại học cúi đầu nhận tội tại tòa Ảnh: HỒNG NHUNG
Các bị cáo trong đường dây làm giả bằng đại học cúi đầu nhận tội tại tòa Ảnh: HỒNG NHUNG

Nhóm đối tượng sản xuất giấy tờ giả, làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan tổ chức để lừa đảo, vay tiền hoặc sử dụng cho những mục đích khác thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, với nhóm sử dụng giấy tờ giả để xin việc thì khi xử lý cần cân nhắc kỹ bởi những người này phạm tội do nhận thức về pháp luật còn hạn chế. Khi biết vụ án bị khởi tố, những người sử dụng bằng cấp, giấy tờ giả để xin việc làm rất ngỡ ngàng vì họ chỉ muốn có việc làm chứ không thực hiện mục đích trục lợi khác. Do đó, tôi nghĩ cần thường xuyên truyền thông, cảnh báo cho người dân về hậu quả khôn lường khi mua, sử dụng bằng giả; đừng vì suy nghĩ giản đơn mà vào tù lúc nào không hay.

Tại sao giấy tờ giả qua mặt được nhiều người, kể cả một số cơ quan công quyền?

- Thủ đoạn làm giấy tờ giả hiện nay rất tinh vi, có những giấy tờ phải chính Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an giám định mới biết là giả. Bởi vì nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, những giấy tờ scan màu không khác gì giấy thật nên các đối tượng dễ qua mặt được nhiều người.

Mặt khác, rất nhiều người chỉ vì ham mua nhà, mua đất giá rẻ so với giá thị trường mà đã vô tình sập bẫy các đối tượng lừa đảo đã giăng sẵn. Chỉ mới đọc được thông tin dán trên cột điện, thông tin vỉa hè hoặc đọc đâu đó trên mạng, nhiều người đã vội vàng giao dịch mua bán mà không chịu khó kiểm tra kỹ. Hậu quả, họ đã mất một số tiền khá lớn, có khi là tài sản của cả cuộc đời dành dụm.

Hiện đang rộ lên tình trạng làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để lừa đảo những người cho vay nặng lãi. Theo đó, lợi dụng lòng tham của một nhóm người cho vay lãi suất cao, muốn vay tiền thì phải làm hợp đồng giả, đến thời điểm đáo hạn mà không trả được nợ thì mất nhà, mất đất, nhiều người đã làm giả giấy tờ đi vay. Đến khi xiết tài sản, chính chủ nợ mới biết mình bị mắc lừa.

Đáng chú ý, thực tế xét xử cho thấy rất nhiều vụ giấy tờ giả lọt lưới công chứng, tạo điều kiện cho các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo trót lọt. Nghiên cứu hồ sơ nhiều vụ tố giác bị lừa đảo, chúng tôi nhận thấy giấy tờ giả được công chứng dễ dàng, thậm chí không lăn tay, ghi sai tên người mua, người bán trên hợp đồng nhưng vẫn được đóng dấu công chứng.

Ở góc độ tích cực, tôi nghĩ rằng giấy tờ được làm giả tinh vi đến độ qua mặt được công chứng viên.

Đường đi của giấy tờ giả rất lòng vòng, nhiều khi phải qua 4 tầng trung gian. Việc truy tìm ra người trực tiếp làm bằng giả rất khó?

- Đúng vậy. Chẳng hạn trong các vụ làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để lừa đảo, một số đối tượng sau khi đã bán được nhà từ những giấy tờ giả đã cao chạy xa bay.

Việc truy tìm đối tượng cũng gặp rất nhiều khó khăn vì không tìm được người làm giả mà chỉ truy được người sử dụng. Ví dụ đối tượng A sử dụng giấy tờ nhà thật của đối tượng B, sau đó làm giấy chứng minh nhân dân giả mang tên B rồi dán hình mình vào đem đi giao dịch mua bán. Sau khi cầm được tiền, A bỏ trốn. Khi lực lượng chức năng vào cuộc cũng không thể xác định được kẻ lừa đảo là ai, ở đâu.

Người dân nên lưu ý gì để tránh gặp giấy tờ giả?

- Xã hội muôn hình vạn trạng nên giấy tờ giả cũng biến hóa đủ kiểu. Tuy nhiên, người dân có thể nhận dạng được một số đặc điểm như chữ trên những giấy tờ này thường mờ, con dấu không sắc nét, nhiều lỗi chính tả, sai tên trên hợp đồng, phần hình ảnh có dấu hiệu khác thường…

Bên cạnh đó, nếu mua bán ngay thẳng thì các đối tượng lừa đảo khó có đất sống. Phần lớn là do nhiều bị hại thiếu cảnh giác, không tìm hiểu kỹ khi thực hiện một hợp đồng mua bán, cho vay.

Chính vì vậy, khi mua bán nhà, đất hoặc giao dịch liên quan đến giấy tờ, tốt nhất người dân nên liên hệ phường, quận để tìm hiểu kỹ xem vấn đề mình sắp giao dịch có gặp trở ngại gì không. Các cán bộ nhà nước sẽ tư vấn cụ thể để người dân cân nhắc trước khi thực hiện các giao dịch.

Xin cảm ơn ông.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 26-11

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo