xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gia đình người Mông cha truyền con nối trông coi cột mốc biên giới

Tuấn Minh

(NLĐO)- Một gia đình người Mông ở vùng biên giới tỉnh Thanh Hóa hơn 30 năm qua đã tự nguyện thay nhau bảo vệ cột mốc biên giới, góp phần cùng với Bộ đội Biên phòng gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

 

Gia đình cha truyền con nối trông coi cột mốc biên giới, cụ Lâu Văn Hự (bìa trái) cùng con trai trong một chuyến đi kiểm tra cột mốc

Gia đình cha truyền con nối trông coi cột mốc biên giới, cụ Lâu Văn Hự (bìa trái) cùng con trai trong một chuyến đi kiểm tra cột mốc

 

Xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, là nơi có rất nhiều các dân tộc thiểu số sinh sống. Những năm tháng chiến tranh, nơi đây có rất nhiều người con xả thân vì đất nước, trong số đó phải kể đến cụ Lương Văn Pém (dân tộc Thái). Cụ tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi, chuyên dẫn đường và vận chuyển đạn dược, thuốc men cho Trung đoàn Tây Tiến năm xưa và vinh dự được ra thủ đô gặp Bác Hồ.

Ngoài cụ Pém, tại mảnh đất Quang Chiểu còn có ông Lâu Văn Hự (dân tộc Mông, ngụ bản Pù Đứa), người hơn 30 năm qua tình nguyện canh gác cột mốc biên giới xa nhất của Thanh Hóa và được bà con dân bản gọi bằng cái tên trìu mến “bố Hự”.

Năm nay đã ngoại cửu tuần, với dáng người mảnh khảnh, nhỏ nhắn nhưng “bố Hự” vẫn còn khỏe lắm, vẫn băng rừng lội suối như thời trai trẻ. Nói về những năm tháng băng rừng lội suối trông coi cột mốc G8 - một cột mốc cao nhất, xa nhất khó đi nhất phân định ranh giới giữa xã Quang Chiểu với bản Phiềng Khạy (cụm Mường Pùn, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn - Lào), cụ Lâu Văn Hự cho biết rất tự hào vì được góp 1 phần công sức nhỏ bé để bảo vệ bờ cõi của đất nước.

Là người dân tộc Mông, việc di canh di cư theo các cánh rừng vẫn ăn sâu trong tư tưởng của họ, nhưng kể từ khi lên làm Bí thư chi bộ bản Pù Đứa, cụ Hự đã vận động bà con định canh, định cư ổn định cuộc sống lâu dài. Được sự giúp đỡ của Đồn biên phòng Quang Chiểu, đến nay đời sống của bản Pù Đứa đã ổn định, đời sống người dân ngày một khấm khá.

Không chỉ có vậy, trong suốt hơn 30 năm qua, cụ Lâu Văn Hự còn nhận nhiệm vụ trông coi cột mốc G8, mà không ngại khó, ngại khổ. Trời miền tây xứ Thánh mưa nắng thất thường nhưng hằng tháng “bố Hự” đều lên cột mốc G8 để tuần tra, bảo vệ cột mốc, đồng thời nắm bắt tình hình để báo cáo cho bộ đội biên phòng Đồn Quang Chiểu.

 

Đường lên cột mốc G8 cheo leo, hiểm trở
Đường lên cột mốc G8 cheo leo, hiểm trở

 

“Lên trên đó xa lắm, ta phải đi từ sáng tinh mơ, chuẩn bị cơm cơm nắm, nước uống, dao quắm. Nếu thời tiết thuận lợi cả đi và về phải mất nửa ngày vượt qua 15 khe suối, trong đó có 2 con suối lớn là suối Dục và suối Tiền Xen. Tuy nhiên, gian nan vất vả nhất là vượt qua được 4 đỉnh núi cao là núi Tơ Lưng, Đá Đen, Pù Lậu (đồi Gió rét theo tiếng Thái) và đỉnh núi thác Đá Đỏ, nơi có cột mốc biên giới G8. Còn gặp trời mua gió thất thường, có hôm ta phải ở lại rừng cả tuần trời mới về được tới nhà. Dù có khó khăn, nhưng ta thấy vui và tự hào lắm” - cụ Hự cho hay.

Thiếu tá Nguyễn Văn Lương, Đồn Biên phòng Quang Chiểu, cho biết công việc của “bố Hự" là phát quang cây cỏ mọc quanh cột mốc, đắp đất bồi trúc móng cột mốc, kiểm tra hiện trạng của cột mốc. Công việc tuy không nặng nhọc, nhưng rất con trọng vì có gì thay đổi bất thường quanh cột mốc G8 “bố Hự” đều báo cáo để lực lượng biên phòng biết và có phương án xử lý.

Và trong những lần tuần tra, bảo vệ cột mốc đó, “bố Hự” đã phát hiện một nhóm người đang trồng cây thuốc phiện quanh cột mốc. “Ta nhớ năm đó là năm 1998, khi ta leo lên đến đỉnh G8 thì thấy một nhóm người đang thực hiện trồng cây thuốc phiện, trước tình thế đó, nếu đứng ra ngăn cản thì chắc chắn sẽ không thành công, thậm chí nguy hiểm đến mạng mình. Nên ta nhanh chóng về bản thông báo cho cán bộ biên phòng. Nhờ đó mà ta đã vận động được nhóm người trên tự phá bỏ cây thuốc phiện” - cụ Hự tự hào.

Cũng theo cụ Hự thì hiện nay việc trông coi, bảo vệ cột mốc G8 được cụ giao lại cho các con cụ là Lâu Văn Lự, Lâu Văn Lâu, Lâu Văn Lênh. Việc bàn giao này đã được cụ thông báo cho Đồn Biên phòng Quang Chiểu và được đồng ý.

Việc một gia đình người Mông đứng ra trông côi cột mốc biên giới đã tạo ra một hiệu ứng rất tốt không chỉ giúp chúng ta giữ vững được chủ quyền, an ninh Quốc gia mà còn tạo sự đoàn kết trong các bản làng ở hai tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo