xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giám sát chặt tàu Tân Hải 517

Thế Dũng ghi

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn tại cuộc họp báo Chính phủ ngày 8-6

Phóng viên: Ông có thể cho biết thông tin chính xác về tàu thăm dò dầu khí Tân Hải 517 của Trung Quốc đang di chuyển trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam?

- Thứ trưởng Trương Minh Tuấn: Theo tôi được biết, vào lúc 5 giờ ngày 6-6, tàu Tân Hải 517 đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cách đảo Bình Ba (tỉnh Khánh Hòa) khoảng 20 hải lý về phía Đông Bắc. Sau đó, tàu này di chuyển xuống phía Nam hướng về vịnh Thái Lan.

 

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn (bìa trái) trong lần ra thăm và động viên cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên đảo Sơn Ca. (Ảnh do Thứ trưởng Trương Minh Tuấn cung cấp)
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn (bìa trái) trong lần ra thăm và động viên cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên đảo Sơn Ca. (Ảnh do Thứ trưởng Trương Minh Tuấn cung cấp)

 

Tân Hải 517 là tàu của Công ty Dịch vụ Dầu mỏ ngoài khơi thuộc Tổng Công ty Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc, có lượng giãn nước 1.240 tấn, dài 68,2 m, kéo 2 cáp thăm dò địa chấn 2D và 3D. Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, tàu nước ngoài có quyền di chuyển trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác. Đến thời điểm này, chưa phát hiện tàu Tân Hải 571 có dấu hiệu bất thường nào. Tuy nhiên, lực lượng kiểm ngưCảnh sát biển Việt Nam đang giám sát chặt chẽ những động thái của con tàu này.

Ông vừa dẫn đầu đoàn công tác đến thăm Trường Sa, thời điểm đó Đài Truyền hình CNN công bố video từ máy bay trinh sát của Mỹ ghi lại việc Trung Quốc mở rộng các đảo đá mà họ chiếm đóng của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Thực tế hiện trạng ở Trường Sa hiện nay ra sao?

- Đoàn công tác đã đi qua khu vực các bãi đá Trung Quốc chiếm đóng như Ga Ven, Xu Bi, Huy Gơ, đặc biệt là Gạc Ma… Tất cả các thành viên đều nhìn thấy bằng mắt thường là Trung Quốc đang xây dựng rầm rộ các công trình trên đó với nhiều thiết bị hiện đại, những tòa nhà 7-8 tầng trên mỗi đảo đang đi vào giai đoạn hoàn thiện. Hải đăng họ cũng xây xong và những mô hình giống đường băng, trung tâm điều hành bay... Thực tế cho thấy Trung Quốc đang biến những bãi đá chiếm đóng của Việt Nam vào năm 1988 thành những đảo đất nhân tạo rất lớn với tham vọng hiện thực hóa “đường lưỡi bò” phi lý.

Những đảo nhân tạo mà Trung Quốc chiếm đóng của Việt Nam là việc làm trái với luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Việc thay đổi hiện trạng của các bãi đá do Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam còn vi phạm Tuyên bố ứng xử các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một trong những nước tham gia. Gần đây, Trung Quốc gia tăng những hành động làm phức tạp tình hình ở biển Đông.

Thời gian qua, báo chí trong nước và quốc tế thông tin đầy đủ về hành động của Trung Quốc. Là cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, chúng tôi luôn động viên và hoan nghênh các cơ quan báo chí, nhà báo đưa thông tin khách quan, kịp thời, đầy đủ, chính xác về chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo nguyên tắc Việt Nam kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.

 

Phản đối Trung Quốc tấn công tàu ngư dân Việt Nam

Ngày 8-6, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam, ông Võ Văn Trác, cho biết cơ quan này vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại trung ương về việc phản đối phía Trung Quốc cản trở việc cứu nạn và phá hỏng tàu cá của ngư dân Việt Nam. “Hội Nghề cá cực lực phản đối việc phía Trung Quốc cản trở cứu nạn ngư dân Việt Nam, phá hoại tàu cá ngư dân. Hành động trên là thiếu nhân đạo, vi phạm Luật Biển năm 1982” - văn bản nêu rõ.

Theo báo cáo của ngư dân Hội Nghề cá Quảng Nam, chiều 31-5-2015, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Danang MRCC) điều động tàu SAR142 ra cứu nạn tàu cá QNa 90927 TS, đưa ngư dân Phạm Thanh Ngọc bị bệnh nặng vào đất liền cấp cứu. Khi tàu đi ngang qua đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) thì một tàu Trung Quốc lao tới phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu phải di chuyển ra khỏi khu vực. Sau khi tiếp cận được tàu cá QNa 90927 TS, lực lượng cứu nạn dùng xuồng đưa ông Ngọc sang tàu cứu nạn. Trên đường quay về đất liền, ngang qua đảo Tri Tôn, tàu hải quân Trung Quốc lại tiếp tục cản trở tàu cứu nạn Việt Nam. Tàu Trung Quốc bất ngờ tăng tốc, lao thẳng vào tàu SAR 142, buộc tàu SAR 142 phải liên tục né tránh.

Trước đó, ngày 27-5, tàu cá BĐ 96680 TS của ông La Văn Quen đang hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu cảnh sát biển Trung Quốc tấn công bằng vòi rồng 3 lần rồi quay tàu bỏ đi, làm hỏng máy móc liên lạc, giàn câu, giàn đèn, mui, hông tàu bị vỡ nát nhiều chỗ.

Văn Duẩn

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo