xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giám sát tài sản tất cả công chức?

Theo NGHĨA NHÂN (Pháp luật TPHCM Online)

Những khoản thu nhập từ 50 triệu đồng trở lên nếu không giải trình được nguồn gốc sẽ bị tịch thu sung công. Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến các bộ, ngành trung ương về đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Đây là văn bản cuối cùng, được đánh giá là khó khăn nhất mà Chính phủ sẽ phải xây dựng theo tinh thần Nghị quyết trung ương ba về phòng chống tham nhũng. Trên cơ sở này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết để áp dụng trên toàn quốc.

Mở rộng diện kiểm soát thu nhập

Dự thảo mở rộng phạm vi kiểm soát thu nhập tới tất cả các đối tượng thuộc diện “người có chức vụ, quyền hạn” theo Điều 1 Luật Phòng chống tham nhũng. Bao gồm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan trở lên trong công an; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp nhà nước hoặc đại diện vốn góp của nhà nước trong doanh nghiệp; người có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Tuy nhiên, dự thảo đề án cho rằng cần tập trung vào những người có chức vị tương đối, như đại biểu chuyên trách ở Quốc hội, HĐND; lãnh đạo từ chủ tịch, phó chủ tịch xã và tương đương trở lên; sĩ quan từ tiểu đoàn phó hoặc phó công an phường xã trở lên; các chức danh tư pháp, chấp hành viên, công chứng viên... Những cán bộ, công chức tuy chưa phải là “quan” nhưng làm trong các lĩnh vực có cơ hội tham nhũng cao cũng phải được lưu ý kiểm soát thu nhập. Đó là các lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sách, thanh tra, xuất nhập khẩu, hải quan, cổ phần hóa, chứng khoán, quản lý cấp phát các loại bằng cấp chứng chỉ....

Các đối tượng trên phải khai báo toàn bộ các khoản thu nhập phát sinh trong năm, gồm tám nhóm. Đó là thu nhập từ tiền lương, tiền công; đầu tư vốn; chuyển nhượng vốn; chuyển nhượng bất động sản; tài sản thừa kế, quà tặng các loại; tiền trúng thưởng; bản quyền; nhượng quyền thương mại.

Sẽ điều tra chuyện rửa tiền

Theo đề án, các khoản thu nhập trên được kiểm soát thông qua việc người có chức vụ, quyền hạn phải mở tài khoản và tiếp nhận các khoản thu nhập qua tài khoản đó. Định kỳ hàng năm, phải sao kê thu nhập phát sinh trên tài khoản và thu nhập khác, tự chịu trách nhiệm nội dung kê khai và nộp cho bộ phận quản lý cán bộ. Nếu chưa có điều kiện mở tài khoản thì phải tự kê khai toàn bộ thu nhập của mình.

Ngoài ra, đối tượng thuộc diện kiểm soát còn phải giải trình nguồn gốc với những khoản thu nhập từ 50 triệu đồng trở lên, thu nhập bất thường như bán tài sản, thu nhập có nguồn gốc không rõ ràng. Nếu không giải trình được thì bị coi là thu nhập bất hợp pháp và bị tịch thu sung công.

Cơ quan chức năng có quyền kiểm tra, đối chiếu thông tin theo định kỳ với những người có nguồn thu nhập phức tạp hoặc khi phát hiện có dấu hiệu khai man, có thư tố cáo liên quan đến thu nhập hay để phục vụ công tác cán bộ mỗi lần cất nhắc, luân chuyển, kỷ luật. Thông tin về những khoản thu nhập không giải trình được sẽ chuyển cho công an để điều tra xem có tham nhũng, rửa tiền hay không.

Theo các chuyên gia pháp luật hình sự-hành chính (Bộ Tư pháp), không nên vội mở rộng kiểm soát tới tất cả các đối tượng theo Luật Phòng chống tham nhũng bởi kiểm soát thu nhập là vấn đề mới, trong khi năng lực quản lý cũng như cơ sở hạ tầng tài chính-ngân hàng còn nhiều hạn chế. Thay vào đó, trước mắt nên tập trung thí điểm vào những người có chức vụ, quyền hạn làm việc ở thành thị nơi có dịch vụ ngân hàng thuận lợi.

Việc kiểm soát thu nhập cũng nên mở rộng dần theo các giai đoạn như đề án thanh toán không dùng tiền mặt mà Thủ tướng ban hành cuối năm 2006: Giai đoạn một tới 2008 thực hiện trả lương qua tài khoản tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và một số TP lớn; giai đoạn hai tới 2010 mới triển khai ở 64 tỉnh, thành.

Khó kiểm soát

Năm 2002, Tổng cục Thống kế điều tra trên 30.000 hộ gia đình thì tiền lương chỉ chiếm khoảng 32,7% tổng thu nhập. Đến năm 2005, cuộc điều tra do Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện với hơn 11.500 người cho kết quả khả quan hơn: thu nhập có tính chất lương tăng lên 42,7%. Tuy nhiên, đánh giá chung là thu nhập của cá nhân và hộ gia đình rất đa dạng. Trong đó, hiện tại nhà nước chỉ có thể kiểm soát được những khoản có tính chất lương.

Ngoài ra, quản lý thu nhập của cá nhân còn vấp phải khó khăn đặc thù của nền kinh tế nặng về tiền mặt. Số liệu điều tra năm 2004 của Tổng cục Thuế cho thấy tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt của người Việt Nam rất thấp, trong đó loại giao dịch có tỷ lệ sử dụng dịch vụ tín dụng cao nhất cũng chưa tới 10%, còn chuyển nhượng tài sản thì hầu hết đều dùng tiền mặt.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo