xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giáo Dục: Yếu kém lớn nhất vẫn là chậm đổi mới tư duy

Y.A

Sáng nay, 15-11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển trình bày báo cáo về tình hình giáo dục.

Thi cử chậm đổi mới, chất lượng giáo dục thấp

Về những bất cập, yếu kém trong giáo dục, báo cáo nêu rõ, chất lượng giáo dục đại trà, đặc biệt ở bậc ĐH còn thấp; phương pháp giáo dục lạc hậu, chậm đổi mới. Báo cáo thừa nhận, kiến thức cơ bản về xã hội, kỹ năng thực hành và khả năng tự học của số đông học sinh phổ thông còn kém, nhà trường phổ thông vẫn chưa khắc phục được tình trạng thiên về dạy chữ, nhẹ về dạy người. Chất lượng đào tạo đại trà của giáo dục nghề nghiệp và đại học thấp, tình trạng người học thiếu cố gắng, thiếu trung thực trong học tập khá phổ biến. Cách thức đánh giá, tổ chức thi cử cũng chậm được đổi mới, tạo ra tâm lý dạy và học để đối phó với thi cử, gây căng thẳng cho người học, người dạy, cho xã hội....

Bên cạnh đó, các điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục còn nhiều bất cập. Đội ngũ giáo viên vừa thiếu và thừa, vừa chưa đồng bộ, cơ sở vật chất rất thiếu và lạc hậu, nguồn lực tài chính cho giáo dục chưa đảm bảo. Báo cáo cũng thừa nhận, một số hiện tượng tiêu cực trong giáo dục chậm được giải quyết như tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan; tệ nạn sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp, hiện tượng “học giả, bằng thật”, sao chép luận văn đang có xu hướng lan rộng làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đào tạo và lòng tin của xã hội. Bệnh thành tích tác động đến quá trình giảng dạy cũng là nguyên nhân làm cho việc đánh giá tình hình giáo dục, nhất là về chất lượng, chưa phản ánh hết thực chất.

Cơ chế quản lý chưa tương thích với nền kinh tế thị trường

Nguyên nhân lớn nhất của các yếu kém trong giáo dục, như báo cáo đã thừa nhận, là do tư duy giáo dục chậm được đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước cũng như đòi hỏi của sự chuyển đổi cơ chế quản lý. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý giáo dục cũng chưa tương thích với nền kinh tế thị trường và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Quản lý nhà nước còn nặng tính quan liêu, chưa thoát khỏi tình trạng ôm đồm, sự vụ. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch còn nhiều bất cập. Cũng theo báo cáo, quản lý của ngành giáo dục và của địa phương đối với các cơ sở ngoài công lập còn lúng túng, một mặt chưa tạo điều kiện cho các trường này phát triển, một mặt chưa ngặn chặn được tình trạng lợi dụng chính sách xã hội hóa nhằm thu lợi bất chính.

Sự tụt hậu về giáo dục của ta so với thế giới

Sau báo cáo của Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của QH Trần Thị Tâm Đan đã đọc báo cáo thẩm tra của uỷ ban. Báo cáo khẳng định, chất lượng giáo dục của ta hiện nay nhìn chung còn yếu kém, bất cập; lối học khoa cử vẫn còn nặng nề, giáo dục chỉ chú ý đến truyền đạt kiến thức nhằm ứng phó với các kỳ thi, chưa chú trọng đến việc xây dựng tư duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu. Sự tụt hậu của giáo dục của nước ta so với thế giới đang là một thách thức lớn, nhất là trong đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệït là ở bậc đại học.

Báo cáo thẩm tra cũng chỉ ra 4 nguyên nhân của những yếu kém về chất lượng giấo dục, đó là do việc cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục thành những chính sách cụ thể và nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận cho đổi mới giáo dục còn hạn chế. Trong thực tế, có tình trạng còn lúng túng và chậm trễ trong thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế mở, áp dụng cơ chế thị trường thị trường theo định hướng XHCN trong quản lý kinh tế; thêm vào đó, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục chậm đổi mới; các điều kiện đảm bảo cho chất lượng giáo dục, nhất là cho đào tạo nguồn nhân lực còn thấp so với yêu cầu đảm bảo chất lượng; công tác quản lý giáo dục còn hạn chế.

Ba vấn đề nhức nhối: gian dối, dạy thêm học thêm tràn lan, thi cử nặng nề

Bà Tâm Đan cũng chỉ ra một số vấn đề cụ thể trực tiếp tác động đến chất lượng giáo dục là gian dối trong học tập, dạy thêm học thêm tràn lan và thi cử nặng nề. Về sự gian dối trong học tập, báo cáo khẳng định, tuy chỉ tồn tại ở một bộ phận người học nhưng lại có tính phổ biến mà địa phương nào cũng có, từ giáo dục chính quy, tại chức đến giáo dục thường xuyên đều xảy ra. Các hiện tượng chạy điểm, chạy thầy, quay cóp, mua bán sử dụng phao thi... trước đây rất ít và người học cảm thấy xấu hổ khi bị phát hiện thì bây giờ không ít người học coi đó là chuyện bình thường. Cha mẹ mua bằng cho mình thì việc mua điểm cho con là dễ hiểu. Trong lịch sử giáo dục nước nhà, chưa bao giờ các dịch vụ làm luận văn, luận án lại được quảng cáo xung quanh các trường đại học như hiện nay. Những tiêu cực của người học, đứng về mặt giá trị kinh tế thì không lớn và không đáng kể so với tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế nhưng sự tổn thất về đạo đức xã hội, phẩm chất con người thì vô cùng nghiêm trọng và hậu quả của nó làm mất đi niềm tin và sự tôn trọng của lớp trẻ đối với các bậc làm cha mẹ, đàn anh của mình mà họ thường ngưỡng mộ noi theo...Về tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, xét về giá trị tiền bạc của giáo viên thu được thì không lớn, hơn nữa, để có được thu nhập này thì giáo viên cũng phải bỏ sức lao động. Nhưng, xét về ý nghĩa giáo dục đối với học sinh và tình cảm của học sinh đối với giáo viên thì đây là việc làm cần chấm dứt để học sinh không bị quá mệt mỏi và môi trường sư phạm của trường học cần trở lại trong lành. Để giải quyết được vấn đề này, theo bà Tâm Đan, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp. Trước hết, vấn đề quan trọng là phải nâng cao sự tự giác, tự trọng của bộ phận giáo viên này, đồng thời, tích cực triển khai Nghị định số 10/2002/NĐ-CP, ngày 16/01/2002 của Chính phủ để có thể trả lương cho giáo viên tăng lên từ 2 đến 2,5 lần lương quy định và có chính sách giải quyết nhà ở cho giáo viên nhất là ở đô thị…. Mặt khác, việc chỉ đạo ra đề thi sát với chương trình học, hướng vào kiểm tra kiến thức cơ bản sẽ là biện pháp hữu hiệu, khắc phục việc dạy thêm, học thêm tràn lan, sẽ làm thay đổi tâm lý xã hội và học sinh chỉ cần chăm học, nắm vững chương trình học ở nhà trường sẽ được khắc phục nếu tổ chức học hai buổi/ngày đối với giáo dục phổ thông.

Bên cạnh đó, công tác tổ chức thi cử nặng nề, tốn kém, thiếu nghiêm túc cũng chưa phản ánh đúng chất lượng giáo dục. Ở giáo dục phổ thông, một số môn học (như mỹ thuật, thủ công, âm nhạc...v.v) đáng ra chỉ đặt yêu cầu dạy cho học sinh những hiểu biết cơ bản, biết cảm nhận cái đẹp chứ không phải để đào tạo tất cả thành hoạ sĩ, nhạc sĩ, thợ thủ công…. nhưng lại tổ chức cho điểm, đánh giá rất nặng nề làm cho học sinh và gia đình tốn nhiều thời gian, sức lực vào những việc đó. Theo bà Tâm Đan, trong đổi mới lần này, không đặt vấn đề cho điểm đối với các môn học này là phù hợp. Đồng thời, nên nghiên cứu chuyển đổi một phần nội dung chương trình giáo dục thể chất, các môn năng khiếu sang hoạt động ngoại khóa. Cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới tổ chức các kỳ thi THPT, tuyển sinh ĐH theo hướng gọn nhẹ, tiết kiệm.

Chiều nay, các đại biểu tiếp tục thảo luận về baó cáo tình hình giáo dục Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển đã trình bày.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo