xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giếng đứng - Bước đột phá

Văn Duẩn - Trọng Đức

Trong tương lai không xa, những người thợ ngành than sẽ trực tiếp tự thi công giếng đứng để khai thác than dưới lòng đất thay vì phải thuê các nhà thầu quốc tế như hiện nay

Than lộ thiên khai thác ngày càng ít đi do trữ lượng cạn dần. Vì vậy, đầu tư công nghệ để khai thác hầm lò là chiến lược sống còn của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Theo quy hoạch phát triển của ngành than, sản lượng khai thác phải bảo đảm tăng từ 45 triệu tấn hiện nay lên 71,9 triệu tấn vào năm 2020 và 87 triệu tấn năm 2030. Trong đó, khai thác than hầm lò tăng từ 21,4 triệu tấn lên gần 40 triệu tấn năm 2015 và gần 77 triệu tấn năm 2030.

Hầm lò sâu nhất nước

Công ty Than Núi Béo thuộc Vinacomin vừa xác lập kỷ lục về độ sâu hầm lò than giếng đứng, đạt mức âm 381,6 m (so với mực nước biển) cho giếng phụ và âm 351,6 m cho giếng chính. Như vậy, tính cả công trình trên mặt đất thì độ sâu của giếng chính (khai thác than) là 386,6 m, giếng phụ (vận chuyển thiết bị và người) là 416,8 m.

Giếng đứng chính (phải) và giếng đứng phụ tại Công ty Than Núi Béo
Giếng đứng chính (phải) và giếng đứng phụ tại Công ty Than Núi Béo

Theo ông Hoàng Minh Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty Than Núi Béo, đây là bước ngoặt quan trọng để công ty triển khai lắp đặt tháp giếng, thiết bị cố định và đào hệ thống sân ga, hầm trạm ở mức âm 350 m và âm 140 m. “Giếng đứng này là công trình đầu tiên do các đơn vị thuộc Vinacomin trực tiếp thiết kế và thi công, ngoài một số hạng mục kỹ thuật cao có sự hỗ trợ của tư vấn nước ngoài. Dự án có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao tay nghề, làm chủ công nghệ, phục vụ mục tiêu lâu dài của tập đoàn là tự lực thi công giếng đứng” - ông Hiếu nhận xét.

Một nữ công nhân Ukraine vận hành thiết bị thi công giếng đứng Ảnh: Văn Duẩn
Một nữ công nhân Ukraine vận hành thiết bị thi công giếng đứng Ảnh: Văn Duẩn

Cặp giếng đứng ở mỏ than Núi Béo là một trong những dự án trọng điểm của Vinacomin, khởi công ngày 3-2-2012 với tổng mức đầu tư trên 5.300 tỉ đồng, công suất khai thác 2 triệu tấn than/năm. Đơn vị tư vấn thiết kế công trình là Viện Khoa học công nghệ mỏ, tư vấn giám sát là Công ty Tư vấn quản lý dự án - Vinacomin, Công ty Xây dựng Mỏ hầm lò 1 là nhà thầu chính và Công ty Gomvina (Ukraine) là nhà thầu phụ thi công cặp giếng đứng khai thông mở vỉa than này.

Đến cuối năm 2014, dự án đã hoàn tất khối lượng xây lắp, gồm thi công đào cặp giếng đứng, các ngã ba tiếp giáp thành giếng và lò nối thông 2 giếng với tổng chiều dài 870,5 m. Dự kiến đến năm 2019, dự án sẽ có lò chợ đầu tiên đi vào hoạt động và năm 2022 đạt công suất thiết kế 2 triệu tấn than nguyên khai/năm.

“Dự án này có thể khai thác trong 30 năm. Trong đó, các tiêu chí cơ bản đặt ra mà công trình phải đạt được gồm: An toàn cao nhất, quản lý tốt nhất, chất lượng tốt nhất, tiến độ cao nhất và môi trường an ninh xã hội tốt nhất” - ông Hiếu cho biết. Theo ông, để đạt công suất thiết kế, dự án huy động 6 lò chợ khai thác đồng thời.

Đối mặt khó khăn, thử thách

Ông Trần Quang Khải, Trưởng Phòng Kỹ thuật tổng hợp Công ty Than Núi Béo, khẳng định dự án này có tính đột phá khi chuyển toàn bộ từ khai thác than lộ thiên sang khai thác hầm lò. “Từ một mỏ lộ thiên từng đạt công suất khai thác cao nhất Vinacomin, hầm lò mỏ Núi Béo sẽ lập kỷ lục khi đặt chân đến độ sâu nhất Việt Nam hiện nay” - ông Khải tự hào.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Victor, Trưởng Ban Hầm lò Công ty TNHH Gomvina, cho biết: “Trong giai đoạn đầu, cùng với việc thi công cặp giếng đứng tại mỏ than Núi Béo, nhóm chuyên gia của Ukraina đã dần dần hướng dẫn, đào tạo, chuyển giao công nghệ cho thợ lò của ngành than Việt Nam. Sau đó, Công ty Than Núi Béo sẽ trực tiếp làm dưới sự hướng dẫn của chúng tôi”.

Theo lãnh đạo Công ty Than Núi Béo, sản lượng than lộ thiên của mỏ này đang giảm dần và dự kiến sẽ kết thúc khai thác vào năm 2019. “Đây là giai đoạn đầy khó khăn và thử thách đối với công ty khi phải đồng thời giải quyết các vấn đề lớn về tổ chức sản xuất, đầu tư đổi mới thiết bị, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, chuyển giao công nghệ khai thác, chuyển giao lao động, đào tạo nguồn nhân lực, chuẩn bị nguồn tài chính…” - ông Hiếu bày tỏ.

Các lãnh đạo Vinacomin kỳ vọng qua dự án tại Công ty Than Núi Béo, trong tương lai không xa, những người thợ ngành than sẽ trực tiếp tự thi công giếng đứng để khai thác dưới lòng đất thay vì phải thuê nhà thầu quốc tế như hiện nay.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 15-1

 

Đào tạo hơn 2.000 người

Để có đủ công nhân làm việc khi dự án khai thác than hầm lò giếng đứng đi vào hoạt động, Công ty Than Núi Béo đã khẩn trương xây dựng phương án chuyển đổi sản xuất, chuẩn bị nguồn nhân lực.

Theo ông Hoàng Minh Hiếu, Công ty Than Núi Béo đã ký thỏa thuận hợp tác với Trường CĐ Nghề mỏ Hồng Cẩm và Công ty CP Than Hà Lầm đào tạo 1.800 công nhân làm việc trực tiếp trong hầm lò, 410 cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ, điều hành sản xuất và công nhân các nghề khác khi dự án đi vào hoạt động. Đến cuối năm 2014, công ty đã tuyển được gần 250 người để đào tạo

thợ lò.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo