xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gỡ rối quy hoạch đô thị

Quý Hiền - Minh Khanh

Cấp phép xây dựng tạm đối với công trình, nhà ở nằm trong khu quy hoạch, hành lang bảo vệ bờ sông, kênh, rạch; cụ thể hóa các quy định tách thửa…, đó là những đề xuất nhằm tháo gỡ vướng mắc trong quy hoạch đô thị TP HCM

Sáng 13-6, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín đã nghe một số lãnh đạo sở báo cáo, xử lý vướng mắc khi triển khai thực hiện Nghị quyết 16 của HĐND TP về công tác lập, tổ chức và quản lý quy hoạch đô thị trên địa bàn TP.

Cấp phép xây dựng tạm trong khu quy hoạch

Nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân có nhà, đất trong khu quy hoạch, Sở Xây dựng TP đã đề xuất UBND TP xem xét cho điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Quyết định 21 về cấp phép xây dựng (CPXD) do UBND TP ban hành ngày 28-6-2013. Trong đó, một trong những đề xuất được hầu hết UBND quận, huyện đồng tình là quy định quy mô và ghi thời hạn sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ vào giấy phép xây dựng (GPXD). Bên cạnh đó, cho CPXD tạm đối với công trình, nhà ở nằm trong khu vực quy hoạch hay hành lang bảo vệ bờ sông, kênh, rạch.

Quy hoạch khu đô thị Thanh Niên Văn Thánh (phường 22, quận Bình Thạnh, TP HCM) “treo” đã 20 năm, nhà xuống cấp, người dân không thể xây dựng Ảnh: Tấn Thạnh
Quy hoạch khu đô thị Thanh Niên Văn Thánh (phường 22, quận Bình Thạnh, TP HCM) “treo” đã 20 năm, nhà xuống cấp, người dân không thể xây dựng Ảnh: Tấn Thạnh

Cụ thể, quy mô công trình được CPXD tạm tối đa không quá 3 tầng (không kể tầng lửng tại tầng 1 và mái che cầu thang tại sân thượng nếu có). Thời hạn sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ ghi trong GPXD tạm là thời gian thực hiện quy hoạch theo kế hoạch thực hiện quy hoạch được duyệt nhưng tối đa không quá 5 năm kể từ ngày 1-7-2013 (thời điểm Luật Đất đai được ban hành) hoặc kể từ ngày quy hoạch được công bố (đối với trường hợp quy hoạch được duyệt sau ngày 1-7-2013).

Kiến nghị trên được các quận, huyện đồng tình. Tuy nhiên, đại diện UBND quận Bình Tân cho rằng trên địa bàn quận hiện nay có nhiều trường hợp đã cấp GPXD tạm cho người dân trước thời điểm Luật Đất đai được ban hành, nếu tính lại từ thời điểm 1-7-2013 thì sẽ thiệt thòi cho người dân trong việc xác định thời điểm 5 năm sau đó để tính bồi thường. Từ đó quận kiến nghị không hồi tố đối với các trường hợp cấp GPXD tạm trước đó.

Cụ thể hóa các quy định tách thửa

Tại cuộc họp, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) đã trình UBND TP 2 phương án chỉnh sửa Quyết định 19 và Quyết định 54 (quy định về diện tích tối thiểu khi tách thửa).

Phương án thứ nhất, giữ nguyên diện tích tối thiểu và điều kiện đi kèm như Quyết định 19. Đối với đất ở thuộc khu dân cư hiện hữu, theo quy hoạch là khu dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp, đất thương mại dịch vụ nhưng chưa có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước, dự thảo cho phép tách thửa. Đối với đất nông nghiệp, trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tách một phần sang đất ở thì quận, huyện căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất để giải quyết nhưng tuyệt đối không giải quyết đối với trường hợp tách thửa phân lô chuyển nhượng. Trường hợp hộ gia đình khó khăn, hòa giải tranh chấp có nhu cầu tách thửa đất nông nghiệp thì cho tách thửa nhưng diện tích các thửa không dưới 300 m2 và phải bảo đảm mục đích sử dụng là nông nghiệp.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở TN-MT, cũng lưu ý Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP (quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai) sắp có hiệu lực cũng không quy định về việc tách thửa đất nông nghiệp. Do đó, phương án hai chỉ quy định diện tích tối thiểu tách thửa đối với đất ở, không quy định đối với đất nông nghiệp.

Theo bà Văn Thị Bạch Tuyết, Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, dự thảo sẽ cấm phân lô chuyển nhượng nhưng cũng theo dự thảo, các thửa đất nông nghiệp diện tích dưới 2.000 m2, người dân được quyền chuyển mục đích sử dụng, họ hoàn thiện hạ tầng thì sẽ phân lô bán vì quy định pháp luật không cấm.

“Như vậy không khác gì phân lô bán nền, có chăng là đã chuyển mục đích sử dụng, giá bán cao hơn mà thôi. Tôi đề nghị dự thảo có những quy định cụ thể để hạn chế việc phân lô” - bà Tuyết đề xuất.

Tuy nhiên, ông Hoàng Song Hà, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh, cho rằng dưới 2.000 m2 vẫn cho phân lô còn trên 2.000 m2 thì bắt buộc phải làm dự án. Trong khi đó, ông Trần Hoàng Quân, Phó Chủ tịch UBND quận 4, băn khoăn về khái niệm “khó khăn đặc biệt”. “Người dân làm đơn lúc nào cũng nói khó khăn, đưa qua phường cũng xác nhận khó khăn nhưng thực sự chỉ là họ có diện tích đất nhỏ và muốn tách thửa thôi. Tôi đề nghị làm rõ khái niệm này và có căn cứ cụ thể, chẳng hạn chuẩn nghèo, hoàn cảnh gia đình…” - ông Quân góp ý. 

Nhiều nơi hiểu nhầm

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín đề nghị Sở TN-MT trên cơ sở góp ý của các quận, huyện chỉnh sửa lại dự thảo trình UBND TP thông qua trước ngày 1-7.

Cũng theo ông Tín, quy định về bảo đảm hạ tầng tách thửa diện tích dưới 2.000 m2 hiện nay bị nhiều quận, huyện hiểu nhầm là phải duyệt tổng mặt bằng như khi thực hiện một dự án. “Người dân tách thửa cho con, làm sao có khả năng lập tổng thể mặt bằng hay phải kết nối hạ tầng đồng bộ với khu vực. Cần làm rõ bảo đảm hạ tầng ở đây chỉ cần có bảo đảm lối đi riêng, hệ thống thoát nước để sau này khỏi tranh chấp mà thôi” - ông Tín chỉ đạo. M.Khanh

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo