xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hạ sát 4 người thân

Trọng Đức - Ngọc Dung

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương đã ra quyết định tạm giữ hình sự Phạm Duy Quý để điều tra làm rõ nguyên nhân khiến đối tượng này chém chết 4 người thân

Ngày 3-8, đại tá Cao Ngọc Lan, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương, cho biết kẻ chém chết 4 người trong gia đình mình vào tối 2-8 có dấu hiệu bị tâm thần. Theo ông Lan, qua tài liệu điều tra cho thấy Phạm Duy Quý (SN 1993, trú tại thôn Ngoại Đàm, xã Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà, Hải Dương) đã từng được gia đình đưa đi chữa bệnh tâm thần nhưng không có bệnh án.

Thảm sát rồi tự thú

Trước đó, vào tối 2-8, hàng xóm nghe thấy những tiếng la hét, kêu cứu của nhiều người phát ra từ nhà ông Phạm Duy Tuấn (SN 1964, là xã đội trưởng xã Phượng Hoàng - cha của Quý). Khi mọi người đổ xô tới thì chứng kiến cảnh tượng hãi hùng: Ông Tuấn bị nhiều nhát chém ở gáy, đầu, cổ và lưng; chết ở tư thế nằm sấp tại gian bếp. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Thơm (SN 1968) bị chém nhiều nhát, nằm chết trong nhà tắm. Còn tại căn nhà liền kề, cụ Nguyễn Thị Lan (SN 1932, mẹ đẻ ông Tuấn) cũng gục chết trên vũng máu ngay hiên nhà, khắp người có nhiều vết thương. Tại căn nhà cách đó không xa, chị Phạm Thị Hằng (SN 1987, cháu ruột ông Tuấn) cũng bị chém chết bằng nhiều nhát dao.

Gia đình tổ chức đám ma cho 4 nạn nhân  vừa bị Phạm Duy Quý thảm sát  Ảnh : Trọng Đức

Gia đình tổ chức đám ma cho 4 nạn nhân vừa bị Phạm Duy Quý thảm sát Ảnh: Trọng Đức

Cũng vào thời điểm đó, Phạm Duy Quý (con trai ông Tuấn) phóng xe máy ra khỏi nhà đến Công an huyện Thanh Hà tự thú mình chính là kẻ đã ra tay sát hại 4 người thân trong gia đình.

Với vẻ mặt lạnh lùng, kẻ thủ ác khai nhận ngày 1 và 2-8, hắn đã liên tục chơi game trong nhiều giờ. Ngày 2-8, Quý chơi game tại quán internet ở xã Tân An, huyện Thanh Hà từ sáng đến 18 giờ. Khi về nhà, thấy trong người khó chịu, trong lúc bức xúc, Quý đã xông vào bếp lấy con rựa chém tất cả những người thân...

Tâm thần hay “ảo đá”?

Bác sĩ Lưu Thị Chín, Trưởng Trạm Y tế xã Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà (là bạn thân với bà Thơm - mẹ Quý), cho biết: Gia đình bà Thơm có 2 người con, một gái một trai. Người con gái lớn đã lấy chồng ở tỉnh Thái Bình, còn Quý rất được bố mẹ nuông chiều. Tuy nhiên, bà Thơm nhiều lần than thở về việc Quý hay bỏ học chơi game. Vì quá nghiện game nên Quý có dấu hiệu bệnh thần kinh. Cách đây gần 2 năm, trong khi đang học tại trường cao đẳng nhưng bệnh phát ngày càng nặng, Quý đã phải nghỉ học để ở nhà chữa bệnh. Bà Chín trực tiếp thăm khám cho Quý và thấy Quý có dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt, ngại tiếp xúc với người ngoài, hay tỏ ra trầm cảm. Sau đó, gia đình đã nhiều lần đưa Quý đi khám chữa ở các bệnh viện (BV), trong đó có BV Tâm thần tỉnh Hải Dương. Quý cũng đã có thời gian ổn định nhưng sau đó bệnh tái phát.

Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hiện, Phó Phòng PC45 Công an tỉnh Hải Dương, cho biết cơ quan CSĐT đang tiếp tục thu thập chứng cứ, củng cố hồ sơ, sẽ trưng cầu giám định xem khi gây án Quý có bị thâm thần hay không để khởi tố vụ án. Theo thiếu tá Hiện, giám định nhanh nhất sau 3 tuần mới có kết quả.

Một điều tra viên cho biết nếu thực sự khi gây trọng án, hung thủ bị bệnh tâm thần thì khó xử lý về mặt hình sự vì theo điều 13 Bộ Luật Hình sự, người mắc bệnh tâm thần hay một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trước thông tin khi gây ra vụ thảm sát Quý đang bị “ngáo đá” hay còn gọi là “phê” ma túy đá, lãnh đạo Công an tỉnh Hải Dương cho biết chưa có cơ sở khẳng định.

Khó kiểm soát tại cộng đồng

Theo thống kê của BV Tâm thần Trung ương, hiện có khoảng 20% dân số Việt Nam mắc các bệnh tâm thần, trong đó kể cả các bệnh rối loạn tâm lý, trầm cảm, stress…

Theo bác sĩ La Đức Cương, Giám đốc BV Tâm thần Trung ương, do áp lực cuộc sống, công việc, học hành căng thẳng, những biến đổi trong đời sống cá nhân… nên những năm gần đây, bệnh nhân tâm thần ngày càng tăng. Tuy nhiên, có một tình trạng chung là chỉ khi bệnh nhân có những triệu chứng nặng thì người nhà mới đưa bệnh nhân đến BV điều trị.

Theo bác sĩ Cương, hiện có tới hơn 300 mã bệnh tâm thần. Khi cơ thể con người có biểu hiện bồn chồn khó chịu hoặc có khả năng tư duy, biểu hiện cảm xúc bất thường cũng là rối loạn tâm thần. Vì vậy, phần lớn người có bệnh lý tâm thần thường không nhận biết được mình bị rối loạn tâm thần, không tìm đến thầy thuốc điều trị. Hiện nay, bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú chủ yếu ở dạng tâm thần phân liệt (chiếm 50%-60%). Bệnh tâm thần phân liệt chiếm khoảng 0,5% dân số và là bệnh cần điều trị lâu dài. Việc điều trị chỉ có thể giúp bệnh nhân tạm ổn chứ không thể trị dứt điểm và dễ tái phát. Do vậy, những trường hợp này nếu điều trị tại nhà lại không được quản lý chặt chẽ và lúc lên cơn không được xử trí ngay sẽ dễ xảy ra các vụ án nghiêm trọng.

Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy cả nước có 23,5% người bệnh tâm thần chưa được tiếp cận dịch vụ khám, điều trị; 37% người tâm thần chưa hỗ trợ thuốc; hơn 98% người tâm thần sống tại cộng đồng. Trong khi đó, các BV tâm thần luôn quá tải, các trung tâm bảo trợ xã hội chỉ đáp ứng được 5% nhu cầu.

 

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo