xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hai dấu lặng!

NGUYỄN VĨNH NGUYÊN

Mấy hôm nay, trên mạng lan truyền câu chuyện cảm động khiến lòng chúng ta chùng lại. Đó là chuyện em Nguyễn Đức Huy (quê An Giang), sinh viên Trường ĐH Văn Lang, sau khi hoàn thành đồ án tốt nghiệp thì đột ngột qua đời vì đau tim, không kịp thấy tấm bằng tốt nghiệp của mình sau 5 năm nỗ lực đèn sách.

Trong buổi lễ tốt nghiệp, Trường ĐH Văn Lang vẫn xướng tên Huy và mời người cha là ông Nguyễn Trung Bình lên nhận bằng tốt nghiệp thay con. Điều chưa từng có tiền lệ này gây xúc động cho nhiều người. Báo chí dẫn lời một người bạn của Huy, đại ý rằng Huy ra đi nhưng để lại một tình yêu thương đong đầy trong lòng mọi người.

Một chuyện khác, tưởng chẳng can hệ gì nhưng cũng xảy ra ngay trong mùa tuyển sinh khiến chúng ta muốn thiết lập một mối liên tưởng nào đó trong bối cảnh giáo dục đại học vẫn còn quá ngổn ngang. Bài diễn văn của TS Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, nhân lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên lần thứ 26 được cộng đồng mạng nhanh chóng lan truyền và trao đổi xôn xao vì ở đó có nêu ra vấn đề rất thời sự về chủ quyền Tổ quốc.

Bà hiệu trưởng, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu sử học, đọc: “Một năm trước, Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào vùng biển thuộc hải phận Việt Nam và đe dọa sẽ quay lại. Nay Trung Quốc đang củng cố vị trí trên những rạn san hô tại biển Đông mà họ có được bằng việc đánh chiếm của Việt Nam. Trung Quốc thậm chí bây giờ đã mang thiết bị quân sự đặt ở các cấu trúc xây dựng trên các rạn san hô. Những hoạt động này của Trung Quốc làm xáo trộn giao thông hàng hải bình thường và hoạt động đánh bắt cá của ngư dân, đồng thời chúng cũng rõ ràng đưa Việt Nam vào tình trạng nguy hiểm (…). Tôi thiết tha mong các anh chị với tư cách công dân Việt Nam phải suy tư, phải có quan điểm cá nhân về tình hình này, theo dõi những diễn biến tiếp theo và có hành động phù hợp. Cho dù sau này có chọn cho mình một công việc hay sự nghiệp tương lai gì đi nữa, các anh chị sẽ luôn nghĩ đến đồng bào ruột thịt và vận mệnh đất nước, luôn thành tâm làm điều gì đó cho quê hương”.

Thông điệp từ bà hiệu trưởng là lời kêu gọi về một cuộc khởi hành cho đời sống trí thức tương lai. Vì giáo dục, cứu cánh của nó, nói như triết gia giáo dục Alfred North Whitehead: Không chỉ là một quá trình truyền trao tri thức khách quan một cách khô khan mà còn là một hành trình “hướng dẫn cá nhân thấu hiểu nghệ thuật sống” (Những mục tiêu của giáo dục, Trường ĐH Hoa Sen và NXB Giáo Dục ấn hành).

Khi thấu hiểu nghệ thuật sống, người ta sẽ sáng sủa hơn trong cái nhìn về đời sống bản thân, tha nhân, cộng đồng, đất nước và thế giới, từ đó chủ động biết mình phải làm gì trong cuộc đời.

Hai câu chuyện trong mùa tuyển sinh như một dấu lặng hàm chứa nhiều trăn trở; cũng cho thấy có sự chuyển động tích cực trong tư duy về đại học hướng đến giá trị trí thức và nhân văn nơi cá nhân người học - với tư cách là sản phẩm của quá trình giáo dục.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo