xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hàng triệu đàn ông có nguy cơ... ế vợ

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Tỉ lệ bé trai - bé gái sinh ra bình quân cả nước là 113/100. Bất chấp hệ quả của mất cân bằng giới tính, nhiều gia đình vẫn tìm đủ cách để sinh con trai.

Sau một năm triển khai đề án "Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025" của Bộ Y tế, hiện Việt Nam tiếp tục mất cân bằng giới tính (CBGT) khi sinh. Hàng chục tỉnh, TP có số bé trai sinh ra cao hơn nhiều so với bé gái và sự mất cân bằng cao nhất thuộc nhóm các bà mẹ có học vấn cao.

Lan nhanh, nghiêm trọng

Mất CBGT khi sinh đang là mối lo ngại ngày càng tăng tại một số quốc gia châu Á. Đặc biệt tại Việt Nam, nhiều địa phương có tỉ số giới tính khi sinh luôn cao "bền vững" với 115 bé trai/100 bé gái. Trước thực trạng này, năm 2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Kiểm soát mất CBGT khi sinh giai đoạn 2016-2025 với mục tiêu khống chế chênh lệch giới tính khi sinh.

Theo thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), tỉ số giới tính khi sinh tại Việt Nam vào năm 2000 ở ngưỡng 106,2 bé trai/100 bé gái đã tăng lên đến 112,2 bé trai/100 bé gái tính vào năm 2016. Đáng nói là sau 1 năm thực hiện đề án, tình trạng này thay đổi không đáng kể, từ 112,8 bé trai/100 bé gái (năm 2015) còn 112,2/100 (theo điều tra biến động dân số 2016), trong khi năm 2013 là 113,8 bé trai/100 bé gái, năm 2014 là 111,2 bé trai/100 bé gái.

Hàng triệu đàn ông có nguy cơ... ế vợ - Ảnh 1.

Tỉ lệ bé trai sinh ra luôn cao hơn bé gái trong nhiều năm qua

Đồng bằng sông Hồng vẫn là vùng có tỉ số giới tính khi sinh cao nhất cả nước. Tỉ số này tăng liên tục trong 5 năm qua, từ 115,3 bé trai/100 bé gái (năm 2009) tăng lên 118 bé trai/100 bé gái (năm 2014). Cùng thời gian trên, tại Đông Nam Bộ, tỉ số này lại giảm nhẹ, từ 109,9 bé trai/100 bé gái xuống 108,9 bé trai/100 bé gái.

Ông Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội, nhìn nhận mặc dù đã triển khai nhiều kế hoạch nhưng tỉ số giới tính khi sinh của Hà Nội đang ở mức cao hơn trung bình của cả nước, với 114 bé trai/100 bé gái. Ở một số quận - huyện, con số này đã ở mức "báo động đỏ" với 127 bé trai/100 bé gái.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết tình trạng mất CBGT khi sinh của Việt Nam đang diễn ra với tốc độ nhanh, ngày càng lan rộng ở mức cao và nghiêm trọng, nhất là ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Nguyên nhân của vấn đề này là do quan điểm lạc hậu phải có con trai để nối dõi tông đường vẫn còn duy trì, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong việc chọn giới tính thai nhi.

"Thừa" gần 1,4 triệu nam giới

Năm 2016, Tổng cục Thống kê tính toán dân số Việt Nam sẽ đạt 100 triệu người vào năm 2026. Đáng lưu ý, đến năm 2020, Việt Nam sẽ "thừa" 1,38 triệu nam giới trong độ tuổi kết hôn.

Theo các chuyên gia dân số, nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời thì tỉ lệ mất CBGT khi sinh sẽ tăng lên khoảng 125 bé trai/100 bé gái vào năm 2020 và duy trì ở mức này tới năm 2050. Đến thời điểm đó, Việt Nam sẽ phải đối mặt viễn cảnh có khoảng 4 triệu đàn ông không tìm được phụ nữ để kết hôn.

Theo GS-TS Nguyễn Đình Cử - Viện Nghiên cứu Dân số, Gia đình và Trẻ em - ở Việt Nam diễn ra sự mất CBGT khá muộn so với các nước nhưng tốc độ lại gia tăng nhanh và diễn biến phức tạp. Tình trạng này lại xảy ra trong bối cảnh nhiều nước ở châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc đang phải "nhập khẩu" cô dâu - hệ lụy của mất CBGT khi sinh trước đó.

GS Cử phân tích: "Có quan điểm cho rằng mất CBGT là do chính sách "hai con", khoa học kỹ thuật phát triển... Tuy nhiên, đây chỉ là môi trường, điều kiện cho lựa chọn giới tính thai nhi phát triển chứ không phải là nguyên nhân. Giải pháp mang tính hệ thống là phải thay đổi chính sách phát triển, tuyên truyền luật pháp để đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng, tự nhiên" .

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, thừa nhận dù có quy định cấm siêu âm xác định giới tính nhưng số bà mẹ mang thai biết được giới tính con trước khi sinh lên đến 81%.

Học càng cao càng "khát" con trai

Nghiên cứu của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) cho thấy trình độ học vấn của phụ nữ càng tăng thì tỉ số giới tính khi sinh cũng tăng, từ mức 106 đến 111 ở bậc tiểu học, 113 ở bậc THPT và cuối cùng là 115 bé trai/100 bé gái ở bậc đại học trở lên. Với nhóm những bà mẹ chỉ có 3 năm đi học, tỉ số giới tính khi sinh tương tự mức sinh tự nhiên là 105. Tuy nhiên, tỉ số giới tính khi sinh tăng lên mức 108 - 113 bé trai/100 bé gái ở các nhóm bà mẹ có trình độ học vấn cao hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo