xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Học phí cao hay thấp?

Lưu Nhi Dũ

Chính phủ vừa ban hành nghị định về học phí. Theo đó, học phí niên khóa 2015-2016 tăng vọt. Điều đáng lưu ý là đối với giáo dục mầm non và phổ thông công lập, mức học phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hằng năm.

Quy định này sẽ làm học phí năm học sau đều cao hơn năm trước vì đơn giản, chỉ số giá tiêu dùng chưa bao giờ âm!

Một câu hỏi đặt ra: Học phí ở nước ta cao hay thấp?

Muốn trả lời câu hỏi này thì phải xem giáo dục là một món hàng. Giá cả món hàng đó phải tương ứng với chất lượng. Tuy nhiên, giáo dục đâu chỉ là hàng hóa đơn thuần, nó còn có tính xã hội rất cao.

GS-TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, có phát biểu rất đáng chú ý: “Nói đến giáo dục, người dân nghĩ ngay đến việc đóng tiền, đến mọi khoản phí mà hầu như không ai thấy giáo dục là một phúc lợi xã hội cơ bản”.

Học phí ở nước ta còn nhiều bất cập, thậm chí mâu thuẫn với các mục đích giáo dục đặt ra. Trong khi nhiều nước trên thế giới miễn phí cho học sinh (HS) bậc phổ thông thì nước ta vẫn thu học phí ở cấp THCS - cấp buộc phải phổ cập! Mỹ đang vận động miễn học phí cho sinh viên các trường CĐ cộng đồng thì ở Việt Nam, người ta đua nhau thành lập trường CĐ, ĐH để kiếm lợi nhuận.

Năm 2007, Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức một cuộc khảo sát để tìm ra chi phí bình quân mà mỗi HS phải trả cho việc học. Theo đó, ở tỉnh Đắk Lắk, chi phí này lên đến 1,32 triệu đồng/năm/HS; ở TP HCM, chi phí cho một HS tiểu học là 2,72 triệu đồng, THCS 2,46 triệu đồng, THPT 3,4 triệu đồng.

Hãy hình dung một trường tiểu học ở quận 7, TP HCM có quỹ lớp lên đến hơn 150 triệu đồng thì chúng ta dễ dàng hiểu ý nghĩa số liệu trên.

Ông Vũ Quang Việt, một chuyên gia thống kê cao cấp của Liên Hiệp Quốc, bằng phương pháp nghiên cứu riêng đã công bố số liệu giật mình: Chi phí cho giáo dục ở Việt Nam năm 2005 chiếm tỉ lệ rất cao so với thu nhập của người dân và của cả nước: 8,3% GDP! Con số này cao hơn Mỹ (7,2%); hơn cả Pháp, Nhật, Hàn Quốc. Điểm đáng lưu ý là trong khi ở các nước tiên tiến, người dân chỉ phải trả khoảng 20% chi phí cho giáo dục, còn lại nhà nước chi, như là phúc lợi xã hội nhưng ở Việt Nam, người dân phải trả hơn 40%.

Các số liệu nêu trên nếu cập nhật đến năm 2015 thì chắc chắn là hết sức “ấn tượng”. Đó không phải là “xã hội hóa” giáo dục mà là chi phí cho giáo dục, người dân phải gánh chịu.

Vậy thì học phí ở cấp phổ thông cao hay thấp?

Trong bảng xếp hạng các trường ĐH hàng đầu thế giới năm 2015-2016 do tạp chí Times Higher Education (Anh) phối hợp với Tổ chức Thomson Reuters thực hiện, các trường ĐH của Thái Lan, Malaysia, Bangladesh có mặt, còn Việt Nam thì vắng bóng tuyệt đối! Nhiều bảng xếp hạng của các tổ chức khác cũng vậy!

Vậy học phí ĐH ở Việt Nam cao hay thấp khi mà học phí ở bậc học này tăng nhanh nhất?

Hỏi cũng là cách để trả lời.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo