xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Hung thần” mô tô phân khối lớn

QUANG LIÊM - THÀNH ĐỒNG

Mô tô phân khối lớn chỉ đáp ứng nhu cầu của số ít người có điều kiện trong khi đang là nỗi ám ảnh thường trực của số đông người đi đường; thách thức trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội

Chơi mô tô phân khối lớn (PKL) dù khá tốn kém nhưng đang phát triển ở Việt Nam. Bằng chứng là lượng mô tô nhập khẩu về Việt Nam tăng cao trong 2 năm 2013 và 2014. Các hội, nhóm chơi xe thêm thành viên, tổ chức nhiều sự kiện đáng chú ý hơn. Một loạt tên tuổi lớn trong làng mô tô đổ bộ và có đại lý phân phối chính hãng tại Việt Nam như Benelli, Ducati, KTM, Harley - Davidson... Mới đây nhất, thương hiệu mô tô nổi tiếng thế giới Kawasaki cũng đã chính thức góp mặt.

Xem đường phố như của riêng

Sau ngày 1-3-2014, Chính phủ đã bãi bỏ khoản 3, điều 8 trong Thông tư 46-2012 của Bộ Giao thông Vận tải về các đối tượng được sử dụng xe có dung tích trên 175cc và cấp bằng A2 mà trước đây chỉ giới hạn trong các đối tượng cụ thể mới được phép thi và sử dụng, gồm: công an, quân đội, thanh tra giao thông, quản lý thị trường, kiểm lâm, sát hạch viên, VĐV mô tô thể thao.

Ngay sau thời điểm trên, lượng người sử dụng mô tô có dung tích trên 175cc ngày càng nhiều, phần đông là thanh niên đam mê tốc độ nhưng lại không sinh hoạt cụ thể trong một CLB mô tô nào do nhà nước quản lý. Do vậy, chỉ cần bước ra đường là gặp những chiếc xe PKL gầm rú.

Với “nguyên tắc” tiếng pô càng to càng thể hiện đẳng cấp, nhiều thành viên trong các diễn đàn xe PKL sẵn sàng hướng dẫn cách độ pô thế nào để tiếng nổ to hơn, làm nhiều người chú ý hơn mặc cho người xung quanh khó chịu, thậm chí giật mình hoảng loạn.

 

Thời gian gần đây, mô tô phân khối lớn xuất hiện rất nhiều trên đường phố TP HCM Ảnh: Hoàng Triều
Thời gian gần đây, mô tô phân khối lớn xuất hiện rất nhiều trên đường phố TP HCM Ảnh: Hoàng Triều

Với mật độ xe đông kèm theo việc giới hạn tốc độ chỉ dưới 60 km/giờ cho xe 2 bánh trên xa lộ và 40 km/giờ trong nội thị, việc sử dụng các loại xe PKL này chưa phù hợp với hạ tầng giao thông đô thị Việt Nam. Để thể hiện đẳng cấp, nhiều người “thả ga” xe PKL tối đa trong các làn dành cho xe 4 bánh, phóng ẩu cả trong nội thị, xem như đó là đường riêng của mình. Ngoài ra, họ còn lập hội, nhóm phượt bằng xe PKL...

Theo ông Ngô Quang Vinh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Mô tô - Xe đạp Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Mô tô - Xe đạp TP HCM - để có thể điều khiển tốt xe PKL, ngoài bằng lái A2, người điều khiển cần được tập huấn các kỹ thuật điều khiển xe PKL một cách bài bản. Việc phải điều khiển những loại xe này trong nội thị với mật độ xe đông đòi hỏi phải biết xử lý tình huống khi gặp sự cố cùng những kỹ thuật té ngã đúng cách.

Hiện tại, ngoài các CLB chính thức do liên đoàn quản lý, có những nhóm tự phát và cũng tổ chức sinh hoạt định kỳ, tổ chức huấn luyện ngay trên đường phố ở các khu vực có đường lớn như Phú Mỹ Hưng (TP HCM), dễ dẫn đến các nhóm tổ chức thi đấu với nhau, gây hệ lụy khôn lường.

Mạnh tay với mô tô vi phạm

Sau vụ mô tô phượt gây tai nạn chết người đối với ông Lìn A Sáng (thành viên đoàn mô tô hộ tống Giải Đua xe đạp nữ quốc tế Bình Dương - Cup Biwase 2015) hôm 1-3, sáng 2-3 lại thêm một vụ tai nạn nữa do mô tô PKL gây ra. Một nam thanh niên điều khiển xe PKL lưu thông trên đường Trần Hưng Đạo, khi đến ngã ba Trần Hưng Đạo - Nguyễn Cảnh Chân (phường Cầu Kho, quận 1, TP HCM) thì va quệt vào một xe máy khiến người điều khiển xe máy trọng thương, phải đi cấp cứu.

Không phải chờ đến khi gây tai nạn, trong điều kiện lưu thông bình thường, mô tô PKL đang là nỗi ám ảnh của số đông người đi đường ở nhiều đô thị, trong đó có TP HCM.

Trước bức xúc của dư luận về việc mô tô PKL phạm luật giao thông nhiều nhưng bị xử phạt ít, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động vào chiều 2-3, thiếu tá Huỳnh Trung Phong, Phó trưởng Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC67 - Công an

TP HCM), đánh giá: Thời gian qua, trên một số tuyến đường xảy ra tình trạng một vài đội, nhóm điều khiển mô tô PKL tham gia giao thông vi phạm các lỗi như lưu thông không đúng phần đường, làn đường quy định; lưu thông vào đường cấm, vượt không đúng quy định... gây ảnh hưởng trật tự an toàn giao thông và trật tự an toàn xã hội.

“Để bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn TP, ngăn ngừa các hành vi vi phạm về giao thông, PC67 đã quán triệt cán bộ, chiến sĩ CSGT trong khi thi hành công vụ phải chủ động phát hiện, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với tất cả đối tượng tham gia giao thông vi phạm pháp luật giao thông, các hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. Do đó, các đội, nhóm điều khiển mô tô PKL lưu thông trên các tuyến đường có hành vi vi phạm pháp luật giao thông đều bị CSGT phát hiện, kiểm tra và xử lý nghiêm. Do vậy, tình trạng nói trên đã được giải quyết và xử lý kịp thời, chưa để phát sinh tình huống phức tạp” - ông Phong khẳng định.

 

Khẩn trương xác minh

Ngày 2-3, Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã có công văn đề nghị Công an tỉnh Đồng Nai chỉ đạo cơ quan điều tra khẩn trương xác minh làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn chết người ở Giải Đua xe đạp nữ quốc tế Bình Dương - Cup Biwase 2015, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm theo đúng quy định pháp luật.

Cùng ngày, Công an huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai cho biết đang tiếp tục xác minh làm rõ vụ tai nạn nói trên để củng cố chứng cứ, nếu có cơ sở thì khởi tố vụ án.

V.Duẩn - X.Hoàng

 

Nhóm gây tai nạn tránh né sự thật

Trên Facebook cá nhân, một thành viên của nhóm được cho là gây tai nạn khiến ông Lìn Mã Sáng tử vong cho rằng nhóm hoàn toàn không có lỗi và đã xin phép vượt đoàn, có video và hình ảnh chứng minh.

Trao đổi về vấn đề này, ông Ngô Quang Vinh khẳng định: “Hoàn toàn không có chuyện ban tổ chức giơ tay đồng ý để cho đoàn mô tô PKL được vượt qua đoàn đua với tốc độ cao. Tôi không xuất phát cùng đoàn nên không phải là người giơ tay lên như trong bức ảnh. Người đang ngồi trong xe Hummer giơ tay chào là anh Đỗ Xuân Vinh, Chủ nhiệm CLB Mô tô thể thao Tân Bình, không có nhiệm vụ trong ban tổ chức đoàn đua.

Anh Vinh cho biết bạn chạy mô tô PKL là người quen nên người ta chào anh ấy, anh ấy chào lại. Nếu phát lệnh đồng ý thì phải thông qua bộ đàm tới các thành viên của đoàn mô tô và sẽ có mô tô đang làm nhiệm vụ dẫn qua một cách an toàn vì nếu như có vượt cũng không thể đi với tốc độ cao như thế”.

Một thành viên của mô tô dẫn đường khẳng định sự xuất hiện của nhóm mô tô này với những tiếng nẹt pô kèm tốc độ nhanh đã khiến đoàn phải chủ động chạy chậm lại để tránh nguy cơ tai nạn. Điều này dẫn đến việc té ngã của ông Lìn Mã Sáng và chuyện đáng tiếc xảy ra”.

Theo một sĩ quan CSGT đang làm nhiệm vụ cùng đoàn, đoàn đua được CSGT và đội mô tô hộ tống, theo luật là được ưu tiên. Các phương tiện khác nếu vượt qua đoàn đua thì chỉ được phép đi với tốc độ tối đa 60 km/giờ”.

Q.Liêm

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo