xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hướng đến đô thị thông minh

CHÁNH TRUNG

Nhiều thành phố lớn đang đẩy mạnh các giải pháp chính quyền điện tử nhằm xây dựng một đô thị thông minh, mang lại nhiều lợi ích cho người dân

Mới đây, UBND TP HCM và Tập đoàn Microsoft đã ký Biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển chính quyền điện tử (CQĐT), hướng tới xây dựng đô thị thông minh tại TP.

Tăng mức độ hài lòng của người dân

Theo biên bản ghi nhớ, TP HCM và Microsoft sẽ phối hợp triển khai trên các lĩnh vực: Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT), cơ sở hạ tầng CNTT cho đô thị thông minh; an toàn bảo mật thông tin; phát triển ứng dụng điện toán đám mây; đào tạo nhân lực, nhân sự CNTT; các ứng dụng phục vụ quản lý CQĐT trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển công nghiệp CNTT và điện tử và nâng cao ý thức tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ. Thỏa thuận này hướng tới mục tiêu đến năm 2020, hạ tầng dành cho CQĐT TP HCM sẽ xây dựng và phát triển các phần mềm trên nền điện toán đám mây, đồng thời xã hội hóa các dịch vụ CNTT.

Việc triển khai CQĐT sẽ được chia làm 3 cấp. Cấp thứ nhất là CQĐT dùng để cung cấp thông tin qua việc đưa các thông tin của chính quyền lên mạng để người dân truy cập và nắm rõ.

 

Hoạt động tại Trung tâm Tiếp nhận thông tin sự cố hạ tầng TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
Hoạt động tại Trung tâm Tiếp nhận thông tin sự cố hạ tầng TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

Cấp độ thứ hai là chính quyền sẽ dùng internet cung cấp các mẫu văn bản mà người dân sẽ sử dụng để có thể gửi ý kiến phản hồi về các chính sách, dự án của nhà nước; kết nối công dân thông qua các diễn đàn trực tuyến và các phản hồi kết quả công khai… Cấp cuối cùng là các dịch vụ của chính quyền có thể được cung cấp trực tuyến thông qua các điểm giao dịch điện tử.

Theo ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, TP đang cần những giải pháp, ứng dụng CNTT thực tế có thể triển khai nhanh nhằm giải quyết các vấn đề bức bách của đô thị. Hiện nay, nhận thức của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân về ứng dụng CNTT tại TP cũng đã thay đổi, giúp cơ quan nhà nước ứng dụng phần mềm phục vụ hoạt động chính quyền đạt kết quả cao hơn.

CQĐT có thể làm việc 24/24 giờ, 7 ngày/tuần giúp người dân sử dụng dịch vụ công dù họ ở bất cứ đâu và xử lý các thủ tục nhanh gọn, đơn giản. Ngoài ra, CQĐT sẽ hỗ trợ quan hệ giữa các cơ quan của chính quyền, bảo đảm đưa ra các quyết định một cách chính xác và kịp thời.

Ông Vũ Minh Trí, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam, cho biết các dịch vụ CNTT của các TP truyền thống hiện không thể phản ứng kịp trước bối cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa đang thay đổi nhanh chóng. Microsoft cam kết sẽ hỗ trợ chính quyền TP xây dựng thành công mô hình đô thị thông minh. Thông qua mô hình này, lãnh đạo TP còn hướng tới đổi mới trong giáo dục, góp phần mở ra nhiều cơ hội để thế hệ công dân mới phát huy tối đa tiềm năng, tạo chuyển biến vượt bậc trong sự phát triển của TP tương lai.

Bước đi cần thiết

CQĐT đang được triển khai rộng rãi trong cả nước thông qua việc hợp tác với các tập đoàn công nghệ để triển khai các giải pháp phù hợp với từng địa phương. Trong đó, FPT hiện đang hỗ trợ giải pháp CQĐT FPT.eGOV cho TP HCM, Long An, Khánh Hòa… và xây dựng các ứng dụng thuế điện tử và hải quan điện tử cho các bộ, ngành. Còn Tập đoàn VNPT thì đang triển khai các giải pháp cho Lâm Đồng, Kiên Giang, Sóc Trăng… trong khi Microsoft hỗ trợ Đà Nẵng, TP HCM… 

Từ tháng 3-2014, Công an TP Hà Nội đã thử nghiệm cấp hộ chiếu online, Bộ Tài chính cũng vừa ban hành kế hoạch thực hiện đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 tại bộ này dựa trên ứng dụng CNTT…

UBND TP Đà Nẵng đã khánh thành hệ thống thông tin CQĐT Đà Nẵng, được xem là mô hình CQĐT tiêu biểu đầu tiên tại Việt Nam. Chính phủ cũng đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với UBND TP Đà Nẵng nghiên cứu, đề xuất nhân rộng mô hình hệ thống thông tin CQĐT Đà Nẵng để triển khai tại các địa phương khác.

Viện Chính phủ điện tử tại Đại học Waseda Tokyo (Nhật Bản) phối hợp với Học viện Quốc tế CIO vừa công bố kết quả của cuộc khảo sát xếp hạng chính phủ điện tử năm 2014. Theo đó, Việt Nam xếp hạng 34 trên 61 quốc gia, tăng 3 bậc so với 2013. Riêng trong khối kinh tế APEC cũng như trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 13; còn tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 5, chỉ sau Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Những con số này cho thấy Việt Nam đang có những tiến bộ trong việc xây dựng chính phủ điện tử.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo