xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khi “nồi cơm” được bảo vệ

CAO TUẤN

“Tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan, đơn vị, gây bức xúc và bất bình trong xã hội”. Khó tránh được cảm giác nặng nề khi nghe những dòng nhận định trên trong báo cáo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII.

Rõ ràng, dù xã hội có nhiều cố gắng trong phòng chống tham nhũng, quốc nạn này vẫn diễn ra nghiêm trọng, tiếp tục là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Tham nhũng tràn lan đến nỗi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phải nói bằng cả trái tim với các cử tri quận 1 và quận 3 ở TPHCM trong lần tiếp xúc mới đây rằng “chúng tôi có lỗi lớn nhưng cô bác, anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của mình, cùng hệ thống chính trị đấu tranh chống tham nhũng...”.

Sẽ rất ngây thơ nếu ai đó nghĩ rằng có thể bình an vô sự nếu đương đầu với tham nhũng. Những ý kiến tâm huyết của Chủ tịch nước có thể ví như tiếng kèn xung trận - một mặt trận đúng nghĩa giữa một bên là số đông người chính trực đang thất thế và bên kia là thế lực gian tham đang từng ngày gặm nhấm cơ thể xã hội. Mặt trận này không có tiếng súng nhưng những mất mát, hủy hoại ở đây là không thể đo đếm được, từ những vụ tham nhũng vặt đến loại tham nhũng khổng lồ liên quan đến các nhóm lợi ích.

Vì sao phòng chống tham nhũng chưa thật hiệu quả vẫn là câu hỏi lớn, lơ lửng. Bên cạnh một số nguyên nhân thường được nghe nói như do những khiếm khuyết trong cơ chế quản lý, do người đứng đầu đơn vị không gương mẫu, thiếu rèn luyện, do thu nhập thấp hoặc lòng tham không đáy..., còn có một nguyên nhân khác khá phổ biến, đang là mối đe dọa lớn cần được mổ xẻ sâu hơn. Đó là sự lạm dụng quyền lực.

Xét cho cùng, chỉ những người có chức quyền hay khả năng chi phối mới có điều kiện tham nhũng. Hãy hình dung trong một đơn vị, những “sếp” hư hỏng không chỉ tìm cách thâu tóm quyền lực để thao túng mà còn biết ban phát chức quyền cho những ai họ cho là “dễ bảo”. Là hạt nhân với những âm điện tử bao quanh, họ không ngừng ru ngủ, biến nhóm thân cận thành những người bạc nhược, không có chính kiến. Hình ảnh này rất thường xuất hiện trong các cuộc họp khi vũ khí đấu tranh phê bình đã mất tác dụng. Dần dần họ đã có trong tay chiếc áo giáp chống lại những đường tên mũi đạn.

Chỉ có thể vô hiệu hóa chiếc áo giáp kia khi có những người đủ dũng khí, không sợ mất chức, không sợ trù dập lên tiếng vạch trần những ung nhọt. Trong thực tế, cũng có những người dũng cảm như vậy nhưng ít, rất ít và chắc chắn họ luôn bị áp lực lớn, đến nỗi không ít người mệt mỏi, mất sức chiến đấu, thậm chí thỏa hiệp lúc nào không hay. Cũng có những người ngại đụng chạm không phải vì sợ mất chức mà vì “nồi cơm” của họ - có khi nuôi cả vợ con - rất dễ bị tước đoạt nếu họ đưa những sự thật không mong muốn ra ánh sáng.

Đó là lý do cần siết chặt nguyên tắc về bổ nhiệm, đề bạt cán bộ cũng như tăng cường giám sát việc thực hiện các quy định về tuyển dụng và sa thải người lao động. Nếu “nồi cơm” và những lợi ích thiết thân của người lao động được pháp luật bảo vệ, chắc chắn sức mạnh và ý chí chống tham nhũng trong xã hội sẽ gia tăng bội phần.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo