xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó xử chất độc PCB

THÙY DƯƠNG

PCB hiện tồn lưu một lượng lớn ở Việt Nam nhưng việc loại bỏ độc chất này không đơn giản vì thiếu công nghệ và sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế

Năm 1995, Việt Nam tham gia Công ước Basel về kiểm soát quá cảnh và tiêu hủy chất thải nguy hại. Từ tháng 7-2002, Việt Nam trở thành quốc gia thành viên thứ 14 của Công ước Stockholm về quản lý các hợp chất hữu cơ khó phân hủy, trong đó có PCB. Tuy nhiên, theo lộ trình thì năm 2020, Việt Nam mới dừng mọi hoạt động liên quan đến PCB (thế giới là năm 2025), hạn chót thực hiện tiêu hủy PCB là năm 2028.

Đã nhập gần 30.000 tấn dầu chứa PCB

Có lẽ với nhiều người, PCB là chất gì, độc hại như thế nào chỉ được họ biết đến gần đây, sau vụ gần 7.000 lít dầu chứa PCB được phát hiện gần vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Hai container chứa 7.000 lít dầu nhiễm PCB đang được lưu giữ gần vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Ảnh: TRỌNG ĐỨC
Hai container chứa 7.000 lít dầu nhiễm PCB đang được lưu giữ gần vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Ảnh: TRỌNG ĐỨC

Theo tìm hiểu của phóng viên, ở Việt Nam, do chưa có quy chế nghiêm ngặt trong việc quản lý an toàn hóa chất nguy hại, cùng với sức ép về nhu cầu phát triển nên nhiều chất gây ô nhiễm, trong đó có PCB, đã được nhập khẩu và sử dụng một thời gian dài dưới dạng chất lỏng cách điện, chất lỏng thủy lực... Một nguồn ô nhiễm PCB khác là các loại dầu máy, dầu thủy lực dùng trong chiến tranh.

Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam đã nhập khoảng 27.000-30.000 tấn dầu có PCB từ Nga, Trung Quốc và Romania. Hầu hết các tỉnh, thành đều tồn lưu một lượng lớn các loại dầu biến thế chứa PCB. Một thành viên dự án quản lý PCB tại Việt Nam cho biết cả nước hiện còn nhiều thiết bị điện sản xuất trước năm 1995 có nguy cơ chứa PCB, tập trung nhiều ở Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Theo khảo sát sơ bộ giai đoạn 2004-2005, khoảng 70% thiết bị có PCB nằm trong ngành điện và trong 9.000 máy biến thế có khoảng 9.600 lít dầu chứa PCB. Đáng lưu ý, khảo sát sơ bộ của dự án quản lý PCB tại Việt Nam cũng cho thấy hiện có 1.153 điểm với 864 khu vực bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật chứa PCB tồn lưu.

Vào năm 2004-2005, từng có một đợt kiểm kê các thiết bị điện, máy biến thế chứa PCB. Từ đó đến nay, chưa có đợt kiểm kê nào khác. Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) đang rà soát, kiểm kê, lấy mẫu PCB và dự kiến sẽ có kết quả thống kê vào cuối năm nay.

Cần có lộ trình

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, cán bộ Cục Kiểm soát ô nhiễm - Tổng cục Môi trường, dự thảo thông tư về quản lý PCB và các thiết bị, vật liệu, chất thải có PCB đã được xây dựng và lấy ý kiến đóng góp đến ngày 5-9.

Dự kiến, thông tư này sẽ được ban hành trong năm 2014 với nội dung hướng dẫn chi tiết về nhận diện PCB, quản lý, lưu trữ… Ngoài ra, kế hoạch hành động quốc gia về quản lý PCB đã giao Bộ Công Thương chủ trì sẽ hoàn thành vào cuối năm.

Tuy nhiên, theo một thành viên dự án quản lý PCB tại Việt Nam, sau khi thải loại PCB, nước ta chưa đủ công nghệ xử lý chất độc này nên đang xây dựng phương án đề nghị sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. Vị này cho biết dù nhiều quốc gia hiện cấm dùng PCB nhưng không thể đẩy thời hạn cấm sử dụng chất độc này lên sớm hơn lộ trình đề ra là năm 2025 vì sẽ ảnh hưởng đến kinh tế.

“Không đơn giản là rút dầu chứa PCB ra rồi thay bằng một loại hóa chất hữu cơ khác mà phải xử lý toàn bộ thiết bị đã nhiễm PCB, thay vào thiết bị mới. PCB lại nằm chủ yếu trong các thiết bị điện, máy biến thế… được sử dụng ở các ngành công nghiệp chủ chốt của đất nước như điện, than, khoáng sản. Nếu thay thế hoàn toàn mà không có lộ trình thì doanh nghiệp sẽ không kịp chuẩn bị nguồn lực tài chính đầu tư mua thiết bị mới, ảnh hưởng đến vận hành sản xuất” - ông phân trần.

Theo phân tích của chuyên gia nêu trên, việc quyết định sử dụng hay loại bỏ PCB phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật của các nước. “PCB trước kia được đánh giá rất tốt, chỉ một lượng nhỏ hòa vào dầu máy biến thế có thể giúp thiết bị tăng độ bền rất nhiều lần. Sau khi PCB bị phát hiện độc hại, việc đầu tư thay thế toàn bộ rất tốn kém nên thế giới cũng chưa cấm ngay. Thực hiện lộ trình này, các doanh  nghiệp sẽ phải tự có kế hoạch đầu tư, thay thế, xin vay vốn hoặc hỗ trợ…” - ông nói. 

PCB có thể gây ung thư

Polychlorinated biphenyls (PCB) là tên hóa học chung dùng để chỉ các loại hợp chất hóa học được sử dụng như một loại phụ gia của dầu cách điện trong các thiết bị điện như máy biến thế, tụ điện... Ngoài ra, chúng còn được dùng làm chất lỏng thủy lực, chống cháy nổ, phụ gia trong mực in. Khoảng năm 1980, PCB được phát hiện có ảnh hưởng độc hại tới các bộ phận của con người như gan, nội tiết, thần kinh, sinh sản… Trong thành phần của PCB có chứa chất độc hại chỉ đứng sau dioxin. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, PCB có thể gây ung thư ở người, gây ô nhiễm nóng - nghĩa là môi trường bị nhiễm bẩn khi phân hủy nhiệt PCB.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo