xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khốn khổ vì điều kiện kinh doanh

Lương Duy Cường

Mới đây, phát biểu trên báo chí, ông Nguyễn Thái Linh, Ủy viên Thường vụ Hiệp hội In Việt Nam, bức xúc nói chính các giấy phép con là cơ sở để sinh ra các cuộc thanh tra, kiểm tra của nhiều ban, ngành. Đáng nói là hàng loạt quy định không còn hợp thời đang gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp (DN).

Dẫn chứng cho sự mệt mỏi với việc xin giấy phép con, ông Linh cho biết mỗi ngày, họ có cả trăm đơn hàng; thông tin khách hàng đã nhập vào máy tính, chỉ cần nhấn nút in ra là xong. Nhưng theo quy định, DN phải “ghi chép” sổ sách và sao lưu CMND của người đặt in, mà phải chép vào cuốn sổ mua từ cơ quan chức năng. Nhiều khách hàng đặt in một hộp danh thiếp cũng phải mượn CMND photocopy để lưu nên rất khó chịu. Không làm đúng như thế thì các đoàn kiểm tra bắt lỗi.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết trong một cuộc họp báo gần đây là hiện cả nước có gần 7.000 giấy phép con liên quan đến hoạt động của DN. Trong đó, trên 1/2 không còn căn cứ pháp lý để tồn tại vì các giấy phép đó được quy định bởi các thông tư - mà theo quy định mới thì thông tư của các bộ, ngành và địa phương không được hạn chế quyền tự do kinh doanh của DN.

Giấy phép con xưa nay là nỗi ám ảnh của DN. Nhiều DN nói thẳng việc vất vả bươn chải để trụ được với thị trường, với sức ép của DN nước ngoài chẳng thấm vào đâu so với chuyện phải vắt óc suy nghĩ làm sao thoát khỏi sự hành hạ của giấy phép con. Nhiều chuyên gia kinh tế lưu ý con số hơn 23.000 DN dừng hoạt động hoặc phải giải thể trong quý I năm nay là có “sự đóng góp” không hề nhỏ của tình trạng tràn lan giấy phép con.

Điều đáng nói là theo quy định mới, từ ngày 1-7, những điều kiện kinh doanh được quy định bởi thông tư nếu tiếp tục thực hiện thì coi như vi phạm pháp luật. Vậy nhưng, gần đây, một số bộ, ngành vẫn phớt lờ, tiếp tục ban hành một số giấy phép con về điều kiện kinh doanh trong các thông tư. Đến nỗi, ông Vũ Tiến Lộc phải thốt lên: “Đây là điều rất lạ”.

Ngay sau khi ra mắt quốc dân đồng bào, Chính phủ mới, dưới sự điều hành của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tổ chức một hội nghị vào ngày 29-4 với chủ đề “DN Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước”. Tại hội nghị, thông điệp được Thủ tướng Chính phủ đưa ra: DN là một động lực của phát triển kinh tế, Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi nhất để khởi nghiệp kinh doanh, thúc đẩy các DN phát triển.

Ngay sau hội nghị, Chính phủ ban hành Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020. Theo đó, Chính phủ sẽ vận hành theo nguyên tắc lấy DN là đối tượng phục vụ, từ đó tạo thuận lợi cho DN đầu tư, kinh doanh và phát triển. Trong đó có việc các quy định về điều kiện kinh doanh phải rõ ràng, dễ thực hiện, lộ trình phù hợp để sớm bỏ các loại giấy phép con.

Nỗ lực của Chính phủ đã quá rõ. Tuy nhiên, bao giờ các bộ, ngành đưa ra được lộ trình phù hợp để sớm bỏ các loại giấy phép con là câu hỏi rất khó trả lời. Với cách vận hành của bộ máy hành chính nước ta, rất khó để trông chờ vào sự nỗ lực của các bộ, ngành. Ngặt nỗi, DN có thực sự được thụ hưởng những nỗ lực của Chính phủ hay không lại cần bắt đầu từ chính nỗ lực của các bộ, ngành!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo