xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không cần thiết đổi tên nước

Bài và ảnh: THẾ DŨNG

Theo ĐB Trần Du Lịch, trong điều kiện hiện nay, chính quyền địa phương chỉ nên tổ chức ở cấp tỉnh và cấp cơ sở

Ngày 3-6, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (dự thảo). Nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhất trí ủng hộ việc giữ nguyên tên nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (CHXHCN Việt Nam).
 
img

ĐB Trần Văn Tư (Đồng Nai) lo ngại việc đổi tên nước có thể gây xáo trộn không cần thiết

Tránh gây xáo trộn, lãng phí

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Đặng Ngọc Tùng đề nghị giữ nguyên tên nước CHXHCN Việt Nam vì tên gọi này ra đời trong bối cảnh đất nước vừa hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, giải phóng và thống nhất đất nước. Cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định rõ con đường mục tiêu xây dựng chế độ xã hội của Đảng, nhà nước và nhân dân ta. Hơn nữa, tên gọi này đã được sử dụng ổn định từ tháng 7-1976 đến nay nên quen thuộc đối với người dân và bạn bè quốc tế.

Tán đồng ý kiến này, ĐB Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng việc thay đổi tên nước trong thời điểm hiện nay sẽ dẫn đến những hệ quả bất lợi, làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính gây tốn kém, phức tạp như phải thay đổi Quốc huy, con dấu, Quốc hiệu trên các văn bản, giấy tờ. Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, ông Trần Văn Tư, nói: “Không biết các địa phương khác như thế nào nhưng đối với Đồng Nai, hơn 700.000 ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp, chỉ có 1 ý kiến đề nghị đổi tên nước”. Theo ông Tư, nếu không có cơ sở, căn cứ thì việc đổi tên nước có thể gây xáo trộn không cần thiết.

Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân

Bàn về thiết chế hiến định độc lập, ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) bày tỏ sự chưa hài lòng với các phương án dự thảo đưa ra. Ông đề nghị thiết chế hiến định độc lập phải thỏa mãn 3 nội dung cốt lõi. Thứ nhất, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
 
Thứ hai, quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
 
Thứ ba, Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. “Thiết chế độc lập có quyền tài phán đủ mạnh, thực chất, thực quyền, không chỉ rà soát xem xét chấp hành pháp luật nội bộ của người dân trong nước mà trên hết có quyền lên tiếng một cách chính danh, mạnh mẽ hơn về những hành vi vi phạm trắng trợn pháp luật Việt Nam đối với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Tôi tin chắc không người Việt Nam nào không phẫn nộ với những hành động ngang ngược này” - ĐB Nhân nói.

Liên quan đến nội dung kiểm soát quyền lực, theo ĐB Trần Văn Tư, kiểm soát quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia nhưng cần có phân công, phân nhiệm rành mạch hơn.

Bàn về vấn đề này, ĐB Trần Du Lịch (TP HCM) tỏ ra “rất tiếc” vì trong chương 9 dự thảo đổi tên từ “HĐND” sang “chính quyền địa phương” nhưng nội dung chưa thể hiện được bản chất của chính quyền địa phương. Theo ông Lịch, QH khóa XIII nhận lãnh trách nhiệm lịch sử là lập hiến vì thế phải có trách nhiệm trước nhân dân và đưa ra quyết định cụ thể chứ không thể “đẩy” toàn bộ các vấn đề về chính quyền địa phương cho đạo luật sau này. “Trong điều kiện hiện nay, chính quyền địa phương chỉ nên tổ chức ở cấp tỉnh và cấp cơ sở. Đã là cấp chính quyền thì phải có cơ quan dân cử” - ông Lịch đề nghị.
 
Khẳng định mạnh mẽ chủ quyền lãnh thổ
ĐB Trương Thị Thu Trang (Tiền Giang) đề nghị bổ sung vào lời nói đầu của Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992 nội dung cụ thể, rõ ràng để khẳng định mạnh mẽ về diện tích, lãnh thổ của Việt Nam, kể cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhằm bảo đảm vị trí pháp lý quan trọng để Việt Nam thực hiện các hoạt động bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.
ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) đề xuất bỏ luôn cụm từ “trải qua mấy nghìn năm lịch sử” vì nó không mang tính xác định, không phải là mốc lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cần thể hiện trong lời nói đầu.
 

Đề cập vấn đề thu hồi đất, ĐB Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc) đề nghị chỉ thu hồi đất đối với trường hợp vì quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng. ĐB Trần Thị Hoa Sinh (Lạng Sơn) đề nghị quy định thu hồi đất không nên áp dụng cho dự án có lợi nhuận.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo