xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không có thuốc tiên đâu!

Tô Văn Trường

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đang vận động cả nước tham gia "giải cứu" nạn ế thừa thịt heo để cứu người chăn nuôi.

Ở các nước đã phát triển có một nền nông nghiệp gắn với thị trường và một giai cấp nông dân làm chủ ruộng đất thì nhà nước có vai trò rất hạn chế, thậm chí chỉ xoay quanh mấy chuyện thuế má, trợ giá. Nhưng ở Việt Nam hiện nay thì hoàn toàn khác. "Bà đỡ" này chủ yếu thu "viện phí" mà nhiều khi lại có quyền quyết định xem người ta có được chửa hay không, nếu lỡ chửa thì có được đẻ hay không!

Mà nông dân thì làm gì có tổ chức nào để tự cứu, ngoài các nông hội hình thức? Các doanh nghiệp hầu hết là trục lợi trên mồ hôi của nông dân, ví dụ như các công ty lương thực mua bán trung gian...

Bài ca "giải cứu" dưa hấu, hành tím, thanh long… hình như các vị lãnh đạo quản lý nhà nước vẫn chưa thuộc. Họ đang làm phần ngọn và luôn điều hành theo kiểu xử lý tình thế. Theo cách này sẽ còn phải giải cứu dài dài. Làm gì có thuốc tiên nào mà cứu! Chỉ nay mai thôi, dân buông đàn thì thịt heo sẽ thiếu và giá thịt sẽ lên trời, lúc đó giải cứu kiểu gì?

Dù tình cảnh nào (thừa hay thiếu) thì người nuôi/trồng và người tiêu thụ vẫn không có lợi mà chỉ lợi khâu trung gian. Đây chính là vấn đề kinh tế thị trường cần sự can thiệp của nhà nước chưa được quan tâm. Thế nên phải tìm nguyên nhân chính mà gỡ. Có nhiều nút thắt và các nút thắt dưới đây cần phải làm trước.

Một là, định hướng thị trường (nhu cầu và chủng loại). Trong đó, việc đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc vào một thị trường là điều phải làm trước tiên. Phải đa dạng sản phẩm mà các thị trường cần. Viện Nghiên cứu phát triển Thái Lan (TDRI) từ thập niên 80 của thế kỷ trước đã nhận xét rất chí lý: "Việt Nam chỉ sản xuất cái mình quen làm là lúa và heo". Thái Lan không phát triển đàn heo vì họ cho rằng những người giàu có nhất là ở vùng Vịnh chỉ thích ăn động vật 2 chân. Và họ đã đúng hướng là phát triển gia cầm rất thành công theo cái mà thị trường cần.

Hai là, làm tốt khâu chế biến, bảo quản. Chẳng có nước nào gần như 100% nông sản (trong đó có thịt) là ăn tươi nên nhiều loại nông sản từ giết mổ/thu hoạch đến thị trường chỉ tiêu thụ trong ngày (thậm chí vài giờ) thì không rủi ro mới là lạ. Do đó, cần làm tốt khâu chế biến bảo quản sản phẩm tươi - nếu muốn mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản thực phẩm.

Ba là, kết nối sản xuất và thị trường. Về mặt tổ chức quản lý nhà nước, nên giao về một đầu mối chịu trách nhiệm. Hiện 2 đầu mối là Bộ NN-PTNT và Bộ Công Thương.

Nông nghiệp tự phát, manh mún nên khó tránh khỏi thừa ế nông sản, nông dân chịu thiệt thòi nhất nhưng trách nhiệm là thuộc quản lý nhà nước. Vậy nhưng nhiều năm nay, không ai chịu trách nhiệm cả. Do đó, song song với các biện pháp kỹ thuật, cần cải cách thể chế, quy kết trách nhiệm đối với cơ quan quản lý thì mới có thể thúc đẩy phát triển nông nghiệp một cách căn cơ. 


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo