xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không dễ “chết êm ái”

PHẠM DƯƠNG

Đề xuất bổ sung “quyền được chết” vào Bộ Luật Dân sự sửa đổi được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi đang khiến dư luận bàn tán xôn xao bởi động đến một trong những quyền quan trọng nhất của con người.

Các ý kiến bàn luận, tranh luận rất đa dạng và phong phú song tựu trung, theo các luồng chính là ủng hộ, phản đối hoặc còn băn khoăn. Những người ủng hộ, trước hết là cơ quan đề xuất như Vụ Pháp chế thuộc Bộ Y tế, cho rằng những trường hợp y học đã bó tay như chết não, sống thực vật thời gian dài hay ung thư di căn giai đoạn cuối mà thời gian sống chỉ tính bằng ngày… thì nên để người bệnh hoặc gia đình có quyền lựa chọn được “chết êm ái”. Theo những ý kiến này, được “chết êm ái” trong những trường hợp này được xem là nhân văn và con người có quyền tự do định đoạt với cơ thể mình, dù là sống hay chết.

Tuy nhiên, những ý kiến băn khoăn, chưa đồng tình, thậm chí phản đối gay gắt, cũng dẫn ra không ít lý lẽ. Theo đó, quyền được sống là tối thượng với mỗi người và không thể tước đoạt dù cơ hội sống có mong manh đến đâu. Họ cũng cho rằng chẩn đoán y khoa dù tân tiến tới đâu cũng có sai số nhất định nên không thể định đoạt mạng sống của con người trên cơ sở này. Những người phản đối “cái chết êm ái” còn không loại trừ khả năng có thể bị làm dụng để hợp thức hóa hành vi giết người… Đó là chưa kể các lý do văn hóa, tâm linh… của người Việt về vấn đề này.

Có thể nói, rất khó để đi tới sự ngã ngũ trong cuộc tranh luận giữa các luồng ý kiến trên đây về “cái chết êm ái”. Chẳng thế mà vấn đề này từng được đề cập khá sớm ở nước ta trong dự thảo Bộ Luật Dân sự năm 2005 nhưng không được thông qua. Năm 2013, “quyền được chết” lại một lần nữa được nêu ra trong dự thảo Luật Dân số.

Không chỉ ở nước ta mà nhiều quốc gia phát triển, luật pháp hoàn thiện và văn minh cũng đã đặt ra và tranh luận gay gắt về “cái chết êm ái”. Bởi vậy, dù được đặt ra khá lâu song hiện mới có vài nước như Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Thụy Sĩ, Hàn Quốc… trong tổng số gần 200 quốc gia cho phép “quyền được chết”.

Thật không dễ để đi tới việc công nhận hay không chấp nhận “quyền được chết”. Tuy nhiên, từ thực tế cuộc sống có thể thấy đây là vấn đề cần nghiêm túc đặt ra vào lúc này. Vì thế, rất cần những ý kiến đóng góp sâu sắc, đa chiều có cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn. Đồng thời những người tham gia tranh luận, lắng nghe ý kiến đóng góp cũng cần cầu thị để có thể từ đó rút ra được định hướng hay quyết định phù hợp với thực tiễn cuộc sống không chỉ hiện này mà còn cả trong tương lai nhằm bảo đảm tối đa quyền tự do lựa chọn của mọi con người.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo