xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không để ngư dân thua thiệt

THÔNG ĐẠT

Ngư dân lại làm nhiệm vụ thiêng liêng, bám biển, giữ chủ quyền tổ quốc thì đóng tàu cho ngư dân càng phải chú trọng tuyệt đối an toàn. Làm ngược lại là có tội, không xử nghiêm sẽ càng không phải với ngư dân

Cái uất nghẹn của chủ tàu cá Trần Văn Hạo (tỉnh Bình Định) khi con tàu chuẩn bị ra khơi lại phải nằm bờ bởi người của Công ty Nam Triệu đến tháo cục cảm biến sau đó nói là sửa do bị hư hỏng, khiến nhiều bạn đọc nhói lòng.

Nhận bàn giao con tàu từ tháng 5-2016, đến nay tàu của ông Hạo chỉ đi được 6 chuyến biển, lỗ khoảng 500 triệu đồng. Nay vừa bỏ thêm hàng chục triệu đồng chuẩn bị chuyến đi biển thì lại bị đình trệ theo cách rất "tiểu nhân", ông Hạo uất ức là phải.

Những tháng qua, diễn biến của vụ đóng tàu vỏ thép cho ngư dân một số tỉnh miền Trung theo Nghị định 67/CP đã thành tâm điểm dư luận, là một điểm nóng trên nghị trường Quốc hội. Dư luận cả nước phẫn nộ với thói làm ăn gian dối của các đơn vị liên quan và cách ứng xử thiếu trách nhiệm, đối phó với dư luận theo kiểu "hở đâu che đó". Lúc vụ việc bắt đầu bị phanh phui, trong cuộc họp ngày 10-5 tại tỉnh Bình Định, ông Lê Hoàng Phong, Giám đốc Công ty Hoàng Gia Phát - đơn vị hợp tác với Công ty Nam Triệu đã nói những lời gay gắt với những ngư dân khiếu nại về chất lượng máy, rằng: "Máy Mitsubishi là mới 100%. Nếu các anh không đồng ý, muốn thẩm định lại thì cần có đầy đủ chứng từ… Bên tôi là đơn vị cung cấp thì cung cấp đúng theo hồ sơ đơn vị yêu cầu". Ông Phong còn truy vấn ngược ngư dân, hàm ý ngư dân không am hiểu máy thì đừng thắc mắc. Đến khi đoàn công tác của hãng Mitsubishi làm rõ 8 trong số 9 máy tàu không phải là hàng chính hãng và Công ty Hoàng Gia Phát không phải là đại lý của Mitsubishi, ông Lê Hoàng Phong mới thừa nhận và cam kết thay máy mới.

Thế nhưng mới đây, ông Lê Hoàng Phong lại đến từng nhà ngư dân là chủ tàu vỏ thép ở Bình Định để thuyết phục họ sửa chữa cải hoán chiếc máy không đúng chủng loại đã lắp vào tàu; gặp lãnh đạo huyện Hoài Nhơn xin được sửa chữa máy tàu nhưng ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND huyện này, cương quyết không đồng ý.

Thái độ ứng xử từ dọa dẫm đến dụ dỗ, xoa dịu, xúi giục cùng thỏa thuận của giám đốc Công ty Hoàng Gia Phát là không thể chấp nhận. Còn với các Công ty Nam Triệu, Đại Nguyên Dương, trong thực hiện hợp đồng đóng tàu cho ngư dân đã có những sai phạm nghiêm trọng: không đúng thiết kế, sai chủng loại thép, máy không chính hãng và sai quy phạm (dùng máy bộ cho tàu đi biển)… Vụ việc không còn đơn thuần là hợp đồng kinh tế mang tính chất dân sự mà đã có những dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhiều ý kiến của dư luận đề nghị phải khởi tố vụ án, điều tra hình sự. Ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, xác nhận tỉnh đã có văn bản yêu cầu Công an tỉnh xin ý kiến Bộ Công an khẩn trương điều tra vụ việc này.

Đây là bài học không bao giờ cũ cho các đơn vị sản xuất kinh doanh khi bước vào thương trường, phải luôn lấy chữ tín, sự trung thực làm đầu. Với đối tác là đối tượng yếu thế hơn, càng phải ứng xử với lòng nhân và sự bình đẳng. Ngư dân lại làm nhiệm vụ thiêng liêng, bám biển, giữ chủ quyền tổ quốc thì đóng tàu cho ngư dân càng phải chú trọng tuyệt đối an toàn. Làm ngược lại là có tội, không xử nghiêm sẽ càng không phải với ngư dân

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo