xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không đổi tên nước để giữ ổn định

THẾ DŨNG - NGỌC DUNG

Việc đổi tên nước dễ dẫn tới hiểu nhầm, không kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, đồng thời nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như đổi con dấu, quốc huy, đổi tiền

Ngày 27-5, Quốc hội (QH) thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (dự thảo). Tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến góp ý của đại biểu (ÐB) đã đi thẳng vào những vấn đề mà người dân đang quan tâm như tên nước, chính quyền địa phương, thu hồi đất hay mô hình kinh tế.

img
Ðại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TPHCM) góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 Ảnh: THẾ DŨNG

Không chấp nhận đổi tên nước

Xung quanh tên nước, mặc dù dự thảo lần thứ hai chỉ có một phương án là giữ nguyên tên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN) nhưng đã xuất hiện ý kiến khác nhau về vấn đề hệ trọng này. ÐB Lê Thanh Vân (Hải Phòng) nhấn mạnh: "Ðổi tên nước mà không làm thay đổi cuộc sống của người dân, thay đổi sự phát triển của đất nước thì đổi làm gì?" - ông Vân nhìn nhận.
 
Ðồng tình, ÐB Phạm Huy Hùng (Hà Nội) cho rằng tên nước hiện hành đã ổn định 37 năm (từ tháng 7-1976 đến nay), được ghi nhận bởi cộng đồng quốc tế và không gây bất kỳ sự cản trở nào cho quá trình hội nhập.
 
ÐB Ðào Văn Bình (Hà Nội) lo ngại việc quay lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dễ dẫn tới hiểu nhầm, không kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa. Chưa kể, việc lấy lại tên nước cũ còn nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, tốn kém như đổi con dấu, quốc huy, đổi tiền.
 
Ðồng quan điểm, ÐB Lê Hữu Ðức (Khánh Hòa) lo lắng việc đổi tên nước trong thời điểm hiện nay sẽ dẫn đến những vấn đề bất lợi, thậm chí có thể bị xuyên tạc là đang xa rời mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. ÐB Phạm Trường Dân (Quảng Nam) thì cho biết: "Ða số người dân không quan tâm tên nước như thế nào".
 
ÐB tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng cử tri rất quan tâm đến tên nước nên công khai cả 2 phương án để mọi cử tri, người dân có quyền bàn luận. Ông Bảo nói: "ÐBQH có quyền thay mặt cho cử tri quyết định vấn đề tên nước vì thế không thể né tránh. QH nên cân nhắc cả tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa".
 
ÐB Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) phân tích: Trong 2 lần sửa đổi Hiến pháp vào năm 1980 và 1992, thể chế Nhà nước là thể chế cộng hòa, bản chất Nhà nước là dân chủ.
 
Nếu xét về bản chất, trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế là dân chủ, thị trường. "Do đó, tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đúng. Song việc chọn tên nước là vấn đề nhạy cảm, trong đó quan trọng nhất là phải tránh sự xuyên tạc. Vì thế cần giữ nguyên tên nước là CHXHCN Việt Nam" - ông Kiêm nêu quan điểm.

Ðảng lãnh đạo chứ không làm thay Nhà nước

ÐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TPHCM) cho rằng: Dự thảo ghi "Ðảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình" hoàn toàn hợp lý vì mọi hoạt động của Ðảng cần phải được nhân dân biết và giám sát, đóng góp ý kiến. Như vậy, Ðảng mới nhận được lòng tin bền vững của các tầng lớp nhân dân. Qua đó, sự tồn tại, phát triển của Ðảng mới thật sự lớn mạnh.

Bàn luận sâu hơn về điều 4, theo bà Tâm, nhiều ý kiến đề nghị cần làm rõ hơn tính chịu trách nhiệm của Ðảng trước dân. Người dân cũng đặt ra yêu cầu dân giám sát hoạt động của Ðảng như thế nào. Bà Tâm cho rằng có thể không đưa quy định nhân dân giám sát hoạt động của Ðảng vào điều 4 nhưng cần phải có hành động cụ thể tiếp thu ý kiến nhân dân về vấn đề này vì đây là nguyện vọng, lòng tin và tình cảm của nhân dân với Ðảng.
 
"Nếu không tiếp thu đưa vào Hiến pháp mà lại thiếu giải trình cụ thể thì người dân rất buồn và cho rằng ý kiến của mình không được tiếp thu một cách cầu thị, không được trân trọng" - bà Tâm nói.
 
Góp ý về vấn đề này, ông Nguyễn Ðình Quyền (Hà Nội) đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung nguyên lý "Ðảng lãnh đạo toàn diện Nhà nước và xã hội nhưng Ðảng không làm thay công việc của Nhà nước".
 
Theo ông Nguyễn Ðình Quyền, nguyên lý này đã được thể hiện trong Cương lĩnh của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XI và cần được thể hiện trong điều 4. Việc này có ý nghĩa phân định rạch ròi trách nhiệm, nhiệm vụ của Ðảng và bộ máy Nhà nước; không để cho các thế lực thù địch có cơ hội lợi dụng, chống phá hoạt động của Ðảng, Nhà nước.

Mơ hồ mô hình chính quyền địa phương

Hầu hết ý kiến cho rằng quy định mô hình tổ chức chính quyền địa phương thiếu rõ ràng, chưa phù hợp. ÐB Trần Du Lịch bày tỏ sự thất vọng khi nhiều góp ý gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã không được ghi nhận.
 
Theo ông Lịch, quy định về chính quyền địa phương như dự thảo sẽ không giải quyết được vấn đề cải cách hành chính quốc gia.
 
"Chính quyền địa phương sao chép từ mô hình Xô viết hiện không phù hợp. Cần đưa vào Hiến pháp tổ chức HÐND và HÐND phải có thực quyền" - ông Lịch đánh giá.
 
ÐB Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị Hiến pháp cần quy định rõ hơn hoặc phải làm rõ trong luật về số đại biểu HÐND chuyên trách vì hiện quá thiếu lại không được quy định trong luật. Trong chương chính quyền địa phương cần có câu "chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn và do luật định". Dự thảo không phân biệt rõ giữa chính quyền địa phương và đô thị sẽ không có cơ sở xây dựng Luật Ðô thị sau này.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo