xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khu bảo tồn "chết" vì thủy điện

Bài và ảnh: HẢI VŨ

Bị băm nát bởi 7 thủy điện, sự cân bằng sinh thái ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt - Nghệ An đang bị phá vỡ, nhiều động - thực vật quý hiếm dần mai một

Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hoạt rộng 67.934ha, thuộc hai huyện miền núi Quế Phong và Quỳ Châu - Nghệ An. Đây là khu BTTN có hệ động - thực vật đa dạng, phong phú với nhiều loài đặc hữu, được ghi vào Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới, cần phải bảo vệ nghiêm ngặt. Thế nhưng, hiện trong Khu BTTN Pù Hoạt đã có đến 7 nhà máy thủy điện.

Oằn mình "cõng" thủy điện

Tại Khu BTTN Pù Hoạt, thủy điện Hủa Na có quy mô hoành tráng nhất (180 MW), nhỏ hơn là các nhà máy Sông Quang, Bản Cốc, Sao Va, Nhan Hạc, Tiền Phong, Nậm Pông.
 
Việc xây dựng các nhà máy thủy điện này đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự đa dạng của khu BTTN. Nhiều diện tích rừng đặc dụng bị chặt phá để làm đường, xây nhà máy.
 
Việc chặn dòng tích nước của các đập thủy điện đã biến nhiều sông suối trong Khu BTTN Pù Hoạt như: sông Hiếu, Nậm Quang, Nậm Giải… trở thành dòng sông “chết”. “Trước đây, sông Nậm Giải nhiều tôm, cá lắm, giờ người ta xây thủy điện nên không còn nữa”- chị Lương Thị Ngân, ngụ xã Nậm Giải - huyện Quế Phong, tiếc rẻ.
 
img
Thủy điện Sao Va xây dựng khiến thác Sao Va hùng vĩ ngày nào giờ chỉ còn là dòng nước yếu ớt
 
Các nhà máy thủy điện được xây dựng ồ ạt còn uy hiếp trực tiếp đến sự sống còn của hệ thống hang động, thác nước tuyệt đẹp trong Khu BTTN Pù Hoạt. Thác Sao Va, một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng xứ Nghệ, đang đứng trước nguy cơ biến mất.
 
Năm 2006, thủy điện Sao Va (3 MW) được tiến hành xây dựng cách thác này khoảng 1,5 km về phía thượng nguồn. Khi thủy điện tích nước, nhiều sông, suối quanh đó cạn khô, thác Sao Va cũng dần trở thành thác “chết”.
 
“Thác Sao Va vốn hùng vĩ, quanh năm nước đổ ầm ầm, du khách đến nhiều lắm. Từ ngày có thủy điện, nước cạn hẳn, có khi khô kiệt nên không còn ai tới nữa” - ông Lô Văn Sinh, nhà gần thác Sao Va, lo ngại.
 
Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Pù Hoạt còn ảnh hưởng nặng nề đến không gian văn hóa cũng như đời sống của hàng ngàn hộ dân. Nhiều nếp sinh hoạt truyền thống của người Thái sinh sống bao đời nay ở Quế Phong, Quỳ Châu đang dần mai một do không gian văn hóa bị phá vỡ.
 
Những năm gần đây, tình trạng hạn hán, lũ lụt ở khu vực này cũng diễn ra thường xuyên, bất thường, gây thiệt hại lớn về người và tài sản…

Phản đối, vẫn cứ xây

Theo nhiều nhà nghiên cứu, Nghệ An là dải đất hẹp, lại dốc và ngắn nên việc giữ nước, tích nước để xây dựng nhà máy thủy điện cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Bởi khi một nhà máy thủy điện đi vào hoạt động sẽ kéo theo sự thay đổi dòng chảy của cả một con sông, thay đổi môi trường sinh thái dẫn đến nguy cơ phá vỡ sự cân bằng hệ sinh thái rất lớn.

Khi chúng tôi thắc mắc một khu rừng đặc dụng cần được bảo tồn nghiêm ngặt như Pù Hoạt nhưng tại sao cơ quan chức năng lại cấp phép xây dựng quá nhiều dự án thủy điện ở đây, ông Bùi Xuân Hùng, Trưởng Phòng Quản lý điện năng - Sở Công Thương tỉnh Nghệ An, cho biết: “Trong 7 thủy điện ở Pù Hoạt, tùy vào công suất, cái thì do bộ, tỉnh cấp phép, một số dự án lại được cấp phép từ trước nên tôi cũng không rõ khi thẩm định, người ta có kiểm tra chúng nằm trong khu BTTN hay không. Thủy điện mà xây dựng trong khu BTTN thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Khi có chủ trương xây dựng một số thủy điện ở Pù Hoạt, lo ngại tác động xấu đến môi trường, chúng tôi đã có ý kiến phản đối nhưng không hiểu sao người ta vẫn cấp phép”.

Ông Hồ Sỹ Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Nghệ An, bức xúc: “Trước khi xây dựng thủy điện, theo nguyên tắc, chủ đầu tư phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường, nếu bộ cấp phép thì bộ thẩm định, tỉnh cấp thì tỉnh thẩm định. Nhà máy thủy điện xây dựng trong khu BTTN thì ít hay nhiều đều ảnh hưởng đến hệ sinh học ở đây, phá vỡ sự cân bằng sinh thái”. 

Phương án một đằng, làm một nẻo

Theo ông Cao Anh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương, các thủy điện phải xây dựng theo quy hoạch mà các cấp thẩm quyền đã phê duyệt, theo phương án đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định.

Tuy nhiên, nhiều thủy điện khi đưa vào sử dụng lại gây tác hại đến môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của hàng ngàn hộ dân. Phải chăng các thủy điện lập phương án một đằng nhưng lại thực hiện một nẻo?
 
“Đây là vấn đề nhức nhối hiện nay. Thực tế, có nhiều thủy điện không vận hành dòng chảy đúng như phương án đề ra, có thể do nguyên nhân khách quan như khô hạn, không đủ nước nhưng có nhiều nơi cố tình không thực hiện theo cam kết. Vì vậy, cần phải tăng cường vai trò quản lý của địa phương đối với các thủy điện”- ông Dũng nhấn mạnh.

H.Dũng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo