xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khủng hoảng tiêm chủng sẽ tiếp diễn?

Ngọc Dung

Theo Bộ Y tế, hiếm có nước nào mà người dân lại chờ đợi, “khát” vắc-xin dịch vụ như ở Việt Nam. Trong khi đó, nguồn vắc-xin nhập khẩu vẫn đang bế tắc

Sau sự cố hỗn loạn tại điểm tiêm chủng của Polyvac ở 182 Lương Thế Vinh, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội để đăng ký tiêm vắc-xin Pentaxim, trong buổi họp báo sáng 26-12, Bộ Y tế cho biết sẽ tổ chức cho người dân đăng ký tiêm vắc-xin dịch vụ qua mạng.

Bộ Y tế chỉ kiểm soát về giá

Trả lời về việc xảy ra tình trạng “sốt” vắc-xin dịch vụ “5 trong 1”, “6 trong 1” kéo dài suốt hơn một năm qua, ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược - Bộ Y tế, cho rằng nguyên nhân là do nhu cầu tiêm chủng dịch vụ của người dân tăng cao cộng với nguồn cung khó khăn. Theo ông Cường, trên thế giới chỉ có 3 nhà sản xuất ở Nhật Bản, Bỉ và Pháp có công nghệ sản xuất vắc-xin vô bào.

 

Người dân chầu chực chờ đăng ký tiêm vắc-xin dịch vụ cho con tại 182 Lương Thế Vinh, TP Hà Nội hôm 25-12 Ảnh: Nguyễn Hưởng
Người dân chầu chực chờ đăng ký tiêm vắc-xin dịch vụ cho con tại 182 Lương Thế Vinh, TP Hà Nội hôm 25-12 Ảnh: Nguyễn Hưởng

 

“Chúng tôi đã liên hệ với phía Nhật Bản nhiều lần nhưng họ chỉ sản xuất đủ Pentaxim cung ứng trong nước. Hai nhà sản xuất còn lại, do thay đổi địa điểm sản xuất, thay đổi công nghệ và phải tạm dừng một số lô vắc-xin vô bào vì không đủ kháng thể bảo vệ nên khả năng cung ứng hạn chế. Trong bối cảnh đó, họ chỉ ưu tiên sản xuất vắc-xin vô bào cho các nước dùng

vắc-xin này tiêm chủng mở rộng. Bộ Y tế cũng khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tìm nguồn, thậm chí sẵn sàng chấp nhận cho các công ty nhập khẩu tăng giá vắc-xin một cách hợp lý nhưng vẫn không được. Vấn đề là do không có nguồn để nhập chứ không phải vì giá cả” - ông Cường giải thích.

Người đứng đầu Cục Quản lý dược cho biết ngay tại Pháp - nơi đặt trụ sở của Sanofi, công ty sản xuất Pentaxim - hiện cũng thiếu vắc-xin này. Tuy nhiên, người dân Pháp không có tâm lý nặng nề chờ đợi Pentaxim như Việt Nam mà sẵn sàng chuyển sang dùng vắc-xin khác.

“Chúng tôi cũng liên hệ với phía Hàn Quốc, nơi cung cấp vắc-xin Quinvaxem cho Việt Nam và được biết không có nước nào nặng nề trong việc chờ đợi Pentaxim vì thiếu niềm tin vào Quinvaxem như nước ta” - ông Cường băn khoăn.

Theo ông Cường, ngoài 160.000 liều nhập về đợt này và thêm 40.000 liều tiếp tục được nhập vào tháng 2-2016, hiện Bộ Y tế chưa có bất cứ nguồn cung ứng vắc-xin Pentaxim nào khác. Trả lời câu hỏi vì sao có sự phân bố không đều vắc-xin hiện nay, Bộ Y tế cho biết chỉ kiểm soát về giá, còn việc phân bổ bao nhiêu liều và bán cho ai là do nhà sản xuất và nhà phân phối.

Sẽ đăng ký tiêm qua mạng

Về kế hoạch tiêm vắc-xin dịch vụ trong thời gian tới, nhất là sau khi tại điểm 182 Lương Thế Vinh hỗn loạn, phải tạm hoãn tiêm Pentaxim, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) Hà Nội, cho biết TP đã chỉ đạo các đơn vị triển khai.

Đợt này, cả nước có 161 điểm tiến hành tiêm Pentaxim, riêng Hà Nội có 17 điểm với tổng cộng gần 15.000 liều được phân bổ. Tất cả điểm tiêm này đều đã được công bố công khai và dự kiến đầu tuần tới sẽ đồng loạt triển khai tiêm Pentaxim. “Tại cuộc họp với các đơn vị tiêm chủng dịch vụ, chúng tôi đã thống nhất tiến hành phương án tổ chức cho phụ huynh đăng ký tiêm Pentaxim cho con qua website hoặc địa chỉ email hay một hình thức điện tử khác, tuyệt đối không được đưa trẻ đi xếp hàng đăng ký” - ông Cảm nhấn mạnh.

Theo ông Cảm, các đơn vị tiêm chủng sẽ chốt hình thức đăng ký trên website của mình để bảo đảm tiêm đúng đối tượng, hạn chế thấp nhất việc trục lợi. Ngoài 15.000 liều Pentaxim về miền Bắc đợt này, trong những ngày tới, Bộ Y tế sẽ phân bổ thêm 29.000 liều cho Hà Nội.

Như vậy, Hà Nội sẽ có tổng cộng 44.000 liều Pentaxim được tiêm từ nay đến tháng 2-2016, đáp ứng được khoảng 60%-70% nhu cầu của người dân. “Trung tâm YTDP Hà Nội sẽ xây dựng phần mềm điện tử để tạo thuận lợi nhất cho người dân đăng ký, tránh tình trạng đăng ký ảo” - ông Cảm nói.

Miễn dịch “kém hơn Quinvaxem”

Tại cuộc họp báo, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục YTDP - Bộ Y tế, thừa nhận công tác tổ chức tiêm chủng mở rộng thực hiện chưa tốt nên dẫn đến sự so sánh, rằng tiêm vắc-xin dịch vụ thì an toàn, còn  tiêm vắc-xin miễn phí trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng thì không an tâm. Theo ông, một năm có 4,5 triệu mũi Quinvaxem được sử dụng tiêm chủng mở rộng, trong khi vắc-xin dịch vụ chỉ chiếm 10% thị trường.

“Vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem có thành phần ho gà toàn tế bào nên thực tế gây tỉ lệ phản ứng sốt, đau tại chỗ tiêm nhiều hơn, trẻ quấy khóc nhiều hơn so với vắc-xin dịch vụ. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khẳng định vắc-xin vô bào miễn dịch kém hơn vắc-xin toàn tế bào. Do đó, nếu tỉ lệ sử dụng vắc-xin dịch vụ tăng lên 60%-70% thì miễn dịch cộng đồng sẽ kém” - ông Phu lo ngại.

Số lượng vắc-xin “5 trong 1” dịch vụ được nhập về tới đây cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu. Do đó, ông Phu yêu cầu các điểm tiêm dịch vụ phải duy trì tiêm Quinvaxem miễn phí. Nếu thiếu vắc-xin dịch vụ thì phụ huynh nên quay sang tiêm Quinvaxem cho con đúng lịch, không được chờ thuốc. Những trẻ đã được tiêm mũi 1, 2 vắc-xin dịch vụ nhưng hết thuốc cần tiếp tục tiêm mũi 3, 4 bằng Quinvaxem. Những vắc-xin này đều thay thế được nhau và có tác dụng tương đương.

Trong khi đó, ông Trương Quốc Cường cho biết Hexaxin, loại vắc-xin “6 trong 1” mới của GSK, đang được Bộ Y tế thử nghiệm lâm sàng ở Thái Bình với 354 trẻ từ 61 đến 91 ngày tuổi. Tháng 2-2016, những trẻ này sẽ tiêm đủ 3 mũi cơ bản thử nghiệm. Sau 28 ngày, Bộ Y tế sẽ kiểm tra, đánh giá kháng thể, nếu tạo miễn dịch tốt cho trẻ, Hexaxin sẽ được đưa ra thị trường để giải quyết phần nào tình trạng khan hiếm vắc-xin dịch vụ hiện nay.

 

Làm rõ trách nhiệm để xảy ra hỗn loạn

Ông Nguyễn Nhật Cảm cho biết ngay sau khi xảy ra sự cố tại Phòng Tiêm chủng và Dịch vụ Polyvac, Sở Y tế TP Hà Nội đã tiến hành kiểm tra địa chỉ này. Điểm tiêm 182 Lương Thế Vinh được cấp giấy phép và đủ điều kiện tiêm chủng, hiện được cấp 500 liều Pentaxim.

Sở Y tế TP Hà Nội và các đơn vị liên quan đang tiếp tục làm rõ trách nhiệm của đơn vị tiêm chủng trong việc tổ chức không chu đáo, dẫn đến tình trạng lộn xộn, phải hoãn tiêm.

 

Ở TP HCM cũng xếp hàng chờ vắc-xin

Nhiều phụ huynh tại TP HCM cũng phải vã mồ hôi chạy tìm chỗ tiêm vắc-xin dịch vụ 5 trong 1 Pentaxim cho con vào ngày cuối tuần. Tại Trung tâm YTDP TP HCM ngày 26-12, mới 5 giờ nhưng đã có hàng trăm người ẵm con sắp hàng chờ tiêm vắc-xin. Theo một người bán hàng trước trung tâm, nhiều người đã chực chờ ở đây từ lúc 3 giờ.

 

Nhiều người đến Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM chậm chân, không tiêm được vắc-xin dịch vụ cho con
Nhiều người đến Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM chậm chân, không tiêm được vắc-xin dịch vụ cho con

 

Lực lượng chức năng địa phương đã được huy động để ổn định trật tự tại Trung tâm YTDP TP HCM. Tuy nhiên, lúc 9 giờ, trung tâm treo bảng thông báo với nội dung “chỉ nhận tiêm 150 trẻ trong một buổi, quý khách đến sau số 150 vui lòng quay lại vào buổi tiêm sau”. Theo Trung tâm YTDP TP HCM, vào cuối tuần, trung tâm chỉ làm việc buổi sáng.

Đến 13 giờ 30 phút cùng ngày, vẫn còn nhiều người tìm đến trung tâm để đăng ký tiêm vắc-xin cho con nhưng đành thất vọng quay về. Ngồi phệt ở quán cóc vỉa hè kêu ly nước uống nghỉ mệt, anh Nguyễn Văn Lâm (ở quận Tân Bình,

TP HCM) cho biết con anh, 7 tháng tuổi, mới một lần tiêm vắc-xin thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng. “Nghe thông tin trên báo chí, tôi liền chạy đi đăng ký nhưng 2 nơi là Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Trung tâm YTDP TP HCM đều thông báo đã tiêm đủ 150 liều vào buổi sáng, buổi chiều không tiêm nữa. Tiêm vắc-xin trả tiền mà khổ quá, chạy xe rạc cả người cũng tìm không ra” - anh lo lắng.

Anh Lê Minh Tuấn (ngụ quận Tân Phú, TP HCM) cũng bở hơi tai chạy tìm nơi tiêm vắc-xin cho con gái 2 tháng tuổi. “Con tôi chưa tiêm mũi vắc-xin nào. Cả ngày nay, tôi chạy khắp các cơ sở y tế trên địa bàn TP cũng tìm không ra” - anh cho biết.

Theo Trung tâm YTDP TP HCM, giá mỗi mũi vắc-xin dịch vụ 5 trong 1 Pentaxim tại đây là 720.000 đồng. Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm YTDP TP, cho biết trung tâm đã được phân phối 2.000 liều Pentaxim nên người dân yên tâm, bé nào cũng được tiêm. Theo lịch, từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần, Trung tâm YTDP TP HCM tiến hành tiêm vắc-xin từ 7 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút; riêng thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ từ 7 giờ 30 phút đến 10 giờ 30 phút.

Trong khi đó, Viện Pasteur TP HCM - địa chỉ quen thuộc ở TP để người dân đưa con đến tiêm phòng lâu nay - hiện vẫn chưa tổ chức tiêm vắc-xin dịch vụ đại trà. Theo PGS-TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur, từ đầu tuần tới, việc tiêm vắc-xin dịch vụ mới được triển khai đồng loạt ở hơn 70 điểm trên toàn TP HCM.

Tin-ảnh: Nguyễn Thạnh

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo