xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Là dân sao dám hỏi?!

Quang Huy

Bà Nguyễn Thị Kim Thoa (ngụ thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) vừa gửi đơn đến các cơ quan chức năng tỉnh này phản ánh thái độ thiếu tôn trọng người dân của cán bộ Cục Thi hành án dân sự tỉnh.

Câu chuyện đơn giản mà gây bức xúc: Vợ chồng bà Thoa đến Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Phước giải quyết công việc theo lịch hẹn, bị một nữ cán bộ (không đeo bảng tên) cằn nhằn, quát tháo; bà Thoa hỏi cô ta tên gì và bị nữ cán bộ này vặn lại: “Cô là dân mà sao dám hỏi tôi câu đó?”, muốn biết thì đi hỏi cục trưởng. Bà Thoa tìm gặp cục trưởng, ông cục trưởng bảo: “Vào trong mà làm việc!”. Bực dọc dồn nén, bà Thoa làm đơn trình tố.

“Là dân mà sao dám hỏi…?”. Vậy, theo nữ cán bộ nói trên, chắc là chỉ có “quan” mới dám hỏi. Cách ứng xử thượng đội - hạ đạp, coi khinh dân chúng qua câu nói này đã rõ. Nếu xử lý đến nơi đến chốn thì nữ cán bộ nói trên cũng có thể bị cho nghỉ việc.

 

Bà Nguyễn Thị Kim Thoa phản ánh thái độ làm việc của cán bộ Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Phước.  Ảnh: NĐ

Bà Nguyễn Thị Kim Thoa phản ánh thái độ làm việc của cán bộ Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Phước.  Ảnh: NĐ

 

Bức xúc là tất nhiên rồi song thật tình cũng phải… cảm ơn nữ cán bộ kia vì đã có phát ngôn trịch thượng “để đời”! Cảm ơn là bởi nhờ câu nói ấy mà người ta biết rõ hơn “bụng dạ” của một người đang thi hành công vụ với đương sự như thế nào. Cảm ơn là bởi phát ngôn đó một lần nữa chứng minh cho sự ta thán của dân chúng về thái độ quan liêu, hách dịch của các “công bộc” trước nay là hoàn toàn đúng.

Cán bộ là đầy tớ trung thành của nhân dân thì phải phục vụ nhân dân ân cần, chu đáo, để mà “đi dân nhớ, ở dân thương” chứ sao lại phải mở hòm thư hay gắn bảng điện tử thăm dò ý kiến người dân về thái độ phục vụ của “đầy tớ” như nhiều nơi đang làm. Hóa ra dân chưa tin yêu cán bộ và cán bộ chưa tin tưởng lẫn nhau? Cũng khá dễ hiểu, bởi lẽ thường đã không diễn ra theo trật tự của nó mà theo chiều hướng ngược lại. Đó là một sự thật chát đắng.

Càng đắng lòng hơn khi mới đây Bộ Nội vụ công bố khoảng 80% người dân được khảo sát cho biết họ hài lòng về chất lượng phục vụ của cán bộ (!). Tin hay không, tùy người, nhưng chắc rất ít. Muốn biết có xác thực hay không, cứ đến chốn công quyền thì rõ, thực tế sẽ trả lời.

Đã có rất nhiều chương trình và đề án cải thiện, nâng chất lượng phục vụ dân chúng được triển khai sâu rộng nhưng chưa thấy cải thiện đáng kể trên thực tế. Đề án cải cách thủ tục hành chính (đề án 30) từng được kỳ vọng sẽ là đột phá khẩu, tiết kiệm cho người dân và doanh nghiệp 5.700 tỉ đồng mỗi năm nhưng rồi dân vẫn kêu, doanh nghiệp vẫn than và Việt Nam vẫn xếp hạng gần 70 trong 144 nền kinh tế về năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Đề án, chương trình nào cũng được cho là lý tưởng, vậy phải chăng bản thân những cán bộ trong guồng máy không hề chuyển biến nên mới ra nông nỗi ấy?

Là dân, sao dám trả lời! Chỉ cán bộ mới trả lời được…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo