xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm liều để lấy thành tích

Lê Trường

Mấy ngày qua, dư luận cả nước đặc biệt quan tâm đến việc một loạt cán bộ lãnh đạo Huyện ủy Phước Long, tỉnh Bạc Liêu cùng bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng vì để xảy ra nhiều sai phạm trong xây dựng nông thôn mới, làm ngân sách địa phương phải gánh nợ hơn 397 tỉ đồng.

Các vị lãnh đạo này (gồm các ông: Trần Hoàng Duyên, nguyên bí thư huyện ủy; Phan Thành Đông, phó bí thư kiêm chủ tịch UBND huyện; Lâm Thành Sáo, phó bí thư kiêm chủ tịch HĐND huyện) còn cho huyện vay tổng cộng hơn 20 tỉ đồng để trả một phần khoản nợ nói trên để lấy lãi hơn 500 triệu đồng. Tại huyện này còn có việc gần 19 tỉ đồng hỗ trợ các đối tượng chính sách, nông dân “bốc hơi” không rõ nguyên nhân.

Dư luận cho rằng với một huyện nghèo như Phước Long, đời sống người dân còn rất khó khăn nhưng những “công bộc” này không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng mà còn có hành động như “cường hào” phong kiến thì mức kỷ luật nói trên là quá nhẹ.

Thật ra, chuyện ngân sách nợ nần từ chương trình nông thôn mới của huyện Phước Long không phải cá biệt. Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, sau 5 năm thực hiện chương trình này, số nợ đọng đã lên đến 10.200 tỉ đồng. Trong số 2.600 xã trên cả nước bị nợ đọng xây dựng cơ bản, có tới hơn 700 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tình trạng chấp nhận nợ để đạt chuẩn nông thôn mới đáng báo động đến mức trong phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội gần đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát biểu: “Nếu không có những giải pháp bền vững để bảo vệ thành quả của chương trình xây dựng nông thôn mới thì được vài năm lại trở về nông thôn cũ”.

Nhận định của bà Ngân hoàn toàn có cơ sở bởi khi phát động phong trào xây dựng nông thôn mới, xuất phát điểm của hầu hết các xã còn thấp. Trong khi nguồn lực của nhà nước, nhân dân còn hạn chế, lẽ ra lãnh đạo các địa phương phải nhận rõ rằng để cải thiện đời sống người dân, tiến tới phát triển xã hội bền vững thì yêu cầu đặt ra là tập trung tái cơ cấu kinh tế, trong đó chủ đạo là sản xuất nông nghiệp thì mới thay đổi được diện mạo nông thôn. Chính quyền địa phương nhiều nơi do chạy theo thành tích, muốn có tấm giấy chứng nhận cho “oai” nên đã huy động quá sức dân, thậm chí làm liều khi dựa vào doanh nghiệp, dẫn đến những hệ lụy khó có thể khắc phục.

Suy nghĩ của nông dân rất giản đơn: Chương trình nông thôn mới sẽ mang lại cho họ cơm no, áo ấm; địa phương có ngôi trường khang trang để con trẻ học hành; bệnh xá đủ thuốc men, y - bác sĩ phục vụ bệnh nhân; đường sá đi lại dễ dàng, xóm làng yên bình và trên hết là có một chính quyền cơ sở gần dân, trọng dân, vì dân phục vụ. Đây cũng chính là mục tiêu của Đảng, nhà nước hướng tới.

Vậy nên, với thực tế của huyện Phước Long và chắc chắn còn không ít địa phương khác tương tự thì còn đâu ý nghĩa của chương trình nông thôn mới mà cả hệ thống chính trị đã và đang cố công xây dựng!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo