xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Lạm phát” lễ hội

NGUYỄN THIÊN DI

“Lễ hội rất nhiều, lễ hội nào cũng vui nhưng rất tốn kém. Cứ kêu là chi tiêu tốn kém nhưng thực tế vẫn cho tổ chức các lễ hội tràn lan”, ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội (QH), đã nói như vậy tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ QH vào ngày 7-5. Ông cũng đề nghị Chính phủ thống kê xem một năm lễ hội các cấp chi hết bao nhiêu tiền...

Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, chia làm 5 loại: lễ hội dân gian, lễ hội lịch sử cách mạng, lễ hội tôn giáo, lễ hội du nhập từ nước ngoài vào, lễ hội văn hóa thể thao và du lịch - loại hình lễ hội mới, phát triển từ khi đất nước đổi mới và hội nhập.

Với số lượng lễ hội như trên, nước ta là một trong những quốc gia... có nhiều lễ hội nhất trên thế giới hiện nay. Ở góc độ nhất định, đó cũng là điều đáng ghi nhận, nó chứng tỏ bề dày truyền thống văn hóa và đời sống tinh thần phong phú của dân tộc và có nhiều lễ hội phong phú, tạo dấu ấn sâu sắc, có giá trị văn hóa, tư tưởng, giáo dục cao... Tuy nhiên, tình trạng lễ hội được tổ chức tràn lan, bộc lộ nhiều vấn đề nổi cộm, gây bức xúc.
 
Trả lời vovnews.vn, ông Vương Duy Bảo, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, cho biết: Hiện nay một số lễ hội dân gian có hiện tượng pha tạp, vay mượn hoặc cải biên làm biến dạng nghi lễ, phai mờ bản sắc dân tộc. Tình trạng lập nhiều ban thờ, đặt nhiều hòm công đức còn phổ biến ở nhiều di tích, làm suy giảm yếu tố tâm linh, coi nặng giá trị vật chất, gây phản cảm trong sinh hoạt xã hội.

Loại hình văn hóa thể thao du lịch đã được phát triển mạnh ở nhiều địa phương với quy mô lớn, phương thức chủ yếu tổ chức do một số công ty tổ chức sự kiện đã nhận khoán, thầu, dàn dựng kịch bản và vật dụng biểu diễn na ná giống nhau đã gây nên sự phản cảm, nhàm chán. Một số địa phương coi di tích lễ hội là nguồn lợi để chú trọng tập trung khai thác giá trị kinh tế. Nguyên nhân nữa là văn hóa giao tiếp ứng xử trong lễ hội còn yếu,  nhiều du khách thiếu ý thức đã xả rác tùy tiện, đốt vàng mã nhiều, cờ bạc, mê tín dị đoan nở rộ “ăn theo”...

 Với “loạn” lễ hội, lạm phát lễ hội như trên, điều đáng lo ngại là không chỉ làm cho bức tranh toàn cảnh về lễ hội xấu dần đi mà còn là sự lãng phí lớn về ngân sách. Nếu thống kê tổng kinh phí tổ chức lễ hội theo đề nghị của ông Ksor Phước, hẳn con số sẽ khiến nhiều người phải giật mình. Một khi đã không tạo ra hiệu quả, thiếu đi sự phong phú tinh thần và đa dạng về văn hóa mà lại lãng phí tiền của, công sức, thì đó là việc cần xem xét lại một cách nghiêm túc và thẳng thắn đặt vấn đề trách nhiệm.

Việc sử dụng ngân sách, bao giờ cũng phải theo tiêu chí đúng địa chỉ, đúng nhu cầu và tạo hiệu quả kinh tế xã hội; nếu làm trái đi, khác đi, sẽ là không phải với nhân dân, với những người đang đóng góp công sức, tiền của vào nguồn ngân sách. Càng nhìn nhận đúng về giá trị, tầm quan trọng của lễ hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở nước ta, càng phải đổi mới cách tổ chức và quản lý lễ hội nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Quản lý, siết chặt hoạt động tổ chức lễ hội trên địa bàn cả nước là việc cơ quan quản lý phải làm ngay, không thể chậm trễ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo