xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm rõ hơn vị trí nguyên thủ quốc gia của Chủ tịch nước

THẾ DŨNG thực hiện

TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khẳng định dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã làm rõ quyền của chủ tịch nước với vị trí là nguyên thủ và làm rõ hơn quyền của người dân

*Phóng viên:Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tiếp tục quy định chủ tịch nước là chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh, tuy nhiên, phạm vi phong hàm tướng lĩnh đã rộng hơn, việc điều chỉnh này có phải nhằm làm rõ vị trí nguyên thủ và điều chỉnh lại nhiệm vụ này của thủ tướng, thưa ông?

- TS Đinh Xuân Thảo:
img
Hiến pháp sửa đổi làm rõ hơn việc phân công, kiểm soát của chủ tịch nước. Chủ tịch nước không nắm 1 trong 3 nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) mà là một thiết chế, là người đứng đầu Nhà nước về đối nội, đối ngoại cho nên có các quyền của 3 nhánh. Theo đó, Hiến pháp sửa đổi có điểm mới là xác định quyền cụ thể trong lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cụ thể, trong hành pháp, việc chủ tịch nước là thống lĩnh lực lượng vũ trang được cụ thể hóa bằng việc phong hàm cấp tướng nói chung, trong khi trước đó chỉ phong hàm cấp thượng tướng trở lên, còn thủ tướng ở cấp thấp hơn. Nay đã thống nhất về một đầu mối.

Về vị trí thống lĩnh lực lượng vũ trang và chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh thì tại Hiến pháp sửa đổi nội hàm cụ thể hóa hơn. Ví dụ, khi có sự việc đặc biệt nằm trong thẩm quyền như liên quan đến quốc phòng an ninh, chủ tịch nước có quyền yêu cầu thủ tướng triệu tập cuộc họp nội các và chủ tịch nước chủ trì cuộc họp này.

Về đối ngoại cũng xác định chủ tịch nước được trực tiếp tham gia đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế. Tất nhiên, cũng có quy định cụ thể từng trường hợp có quyền. Hay việc trách nhiệm đóng góp nghĩa vụ quốc tế như gửi quân đến vùng chiến sự, Chủ tịch nước có quyền ký sắc lệnh.
 
img
D tho sa đi Hiến pháp năm 1992 làm rõn quyn ca ch tch nưc trong v trí thng lĩnh lc luợng vũ trang.
Trong
nh: B đi Truờng Sa t chc hun luyn ti đo Ðá Nam nh: TH DŨNG

*Xin ông nói rõ thêm về quy định chủ tịch nước có quyền triệu tập họp Chính phủ trong những vấn đề trọng đại của quốc gia?

- Về nguyên tắc, thủ tướng do chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu. Do vậy, vị trí của chủ tịch nước rõ ràng cao hơn. Lẽ ra chủ tịch nước có quyền đề nghị chọn thì đương nhiên có quyền đề nghị bãi miễn. Có ý kiến đề nghị chủ tịch nước có quyền triệu tập các phiên họp của Chính phủ. Vì vậy, chỉ khi có những trường hợp quan trọng, đặc biệt của đất nước như liên quan tới đối ngoại: chiến tranh, hòa bình, kinh tế đất nước quá khó khăn (kiểu như Hội nghị Diên Hồng) thì chủ tịch nước phải đề nghị Chính phủ triệu tập một hội nghị đặc biệt mà chủ tịch nước chủ trì.

Khi đất nước lâm nguy, Thường vụ Quốc hội không triệu tập được thì vai trò cá nhân giao cho chủ tịch nước là người có quyền cao nhất đất nước về đối nội, đối ngoại để ra một tuyên bố trước quốc dân đồng bào. Nếu không, lỡ tình huống cấp bách xảy ra thì không biết phải làm như thế nào, ai làm, lúng túng thì sao? Tuy nhiên, không chỉ riêng chủ tịch nước mà từng nhánh quyền lực cũng được thể hiện rõ nét hơn. Ví dụ như quyền lập pháp, vai trò của Quốc hội trong việc quyết định thì trước đây dàn trải, có khi quyết định 15, 17 vấn đề nhưng chưa chắc như thế đã là mạnh, có khi chỉ cần gút lại vài cái thôi nhưng thể hiện sức mạnh hơn.

Đồng thời quy định về quyền của thủ tướng, không phải như trước đây thụ động chờ Quốc hội nữa mà chủ động đề xuất chính sách, như vậy là mạnh hơn. Tất cả đều mạnh hơn, tự khắc sẽ thành sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy chính trị.

*Hiến pháp sửa đổi làm rõ hơn quyền của người dân ở điểm nào, thưa ông?

- Đây được xem là bước tiến của Hiến pháp sửa đổi vì ngoài quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp hiện hành thì còn quy định thêm quyền công dân. Ý ở đây được hiểu là quyền con người nằm ngoài quyền cơ bản công dân, quyền tự nhiên vốn có của nó, bao gồm cả người Việt Nam và không có quốc tịch Việt Nam nhưng đang sinh sống tại Việt Nam. Quy định này nằm trong những điều ước, công ước quốc tế về quyền con người như dân sự, chính trị, văn hóa - xã hội… Tất cả các quyền công dân được gom vào một chương trong Hiến pháp và biện pháp bảo đảm công dân được thực hiện các quyền của mình. 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo