xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm theo phong trào!

LÊ TRƯỜNG

Thị trường nông sản nội địa gần đây liên tục đối mặt với tình cảnh ảm đạm. Từ quả dưa hấu Quảng Ngãi đến củ hành tím Sóc Trăng rồi trái vải thiều Bắc Giang, Hải Dương đều bế tắc đầu ra, thị trường bị thu hẹp.

Còn nhớ 6 năm trước (2009), con đường đi Mỹ của trái thanh long Bình Thuận hoàn toàn đình trệ chỉ sau vài chuyến xuất khẩu sang đất nước cờ hoa. Nông dân Bình Thuận chuyên trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP lúc đó dở khóc dở mếu; các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu loại trái cây này cũng méo mặt.

Theo giới chuyên môn, sở dĩ con đường đi Mỹ của thanh long Bình Thuận gập ghềnh là vì “tuổi thọ” của loại trái này chỉ khoảng 40 ngày. Trong khi đó, từ lúc thanh long được thu hoạch, chiếu xạ, đóng gói, chờ cấp phép xuất khẩu… mất hơn 10 ngày. Nếu tính thời gian để đến Mỹ là 20-25 ngày thì xem ra đã tròm trèm vòng đời của trái thanh long. Hơn nữa, muốn vào thị trường Mỹ phải hội đủ nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt khác về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trái thanh long Bình Thuận “dội chợ” là vì vậy.

Trở lại câu chuyện hôm nay, lãnh đạo tỉnh Hải Dương vừa vào TP HCM tìm đường tiêu thụ cho trái vải. Trước đó, người của Bộ Công Thương đi bán dưa hấu giúp dân; UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các sở - ngành tiếp sức tiêu thụ một lượng lớn dưa hấu đang tắc đầu ra; các đoàn thể, các siêu thị ở Sóc Trăng tham gia cuộc vận động “Hành tím nghĩa tình”... Những nghĩa cử trên tuy đáng quý song đều là giải pháp tình thế, chưa thật sự bền vững.

Nông sản là thế mạnh của Việt Nam và chúng ta không phải là không có cơ hội biến mặt hàng này thành gà đẻ trứng vàng. Sau khi ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ vào năm 2000, Việt Nam liên tiếp ký kết rất nhiều hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Chile, Úc, New Zealand, Liên minh châu Âu,...

Tuy nhiên, nhiều năm qua, đầu ra của nông sản luôn bấp bênh, thậm chí hoàn toàn ách tắc vì cả nhà nước và doanh nghiệp đều chưa bảo đảm được thị trường. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong quý I/2015 chỉ đạt 2,92 tỉ USD, giảm đến hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thực tế, sau khi sản xuất, nông dân luôn đứng trước nhiều câu hỏi khó có lời đáp: Ai sẽ mua cây trái của mình, mua bao nhiêu, giá cả thế nào?... Trong khi đó, các doanh nghiệp thu mua, cả những công ty lớn của nhà nước, khi thu mua nông sản đều thông qua đầu nậu, họa hoằn lắm mới mua trực tiếp từ nông dân.

Thế nên, để tạo ra lợi nhuận hợp lý cho nông dân để họ có thể vươn lên làm giàu bằng nghề nông thì không thể hô hào suông, làm theo phong trào mà phải thực hiện có hiệu quả “bài toán kinh tế”. Việc tổ chức quy mô cho nông dân sản xuất là yêu cầu cần thiết để họ tạo thành lực lượng lớn, làm ra nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng cao nhất đủ sức cạnh tranh với thị trường trong nước và xuất khẩu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo