xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm thuê cho dân

Phạm Hồ

Mới qua vài ngày áp dụng Luật BHYT sửa đổi, nhiều bệnh viện tuyến quận, huyện và tương đương đã bắt đầu... run!

Theo luật này, người tham gia BHYT có quyền chọn lựa bệnh viện vừa ý đến khám chữa bệnh. Những bệnh viện chất lượng thấp, thái độ phục vụ kém sẽ bị chính người bệnh tẩy chay. Và tất nhiên, không có người bệnh thì mức thu nhập, uy tín và các quyền lợi liên quan của y - bác sĩ sẽ giảm, thậm chí chẳng còn gì. Quy định trên đã trả lại vị thế của người tham gia BHYT - những người mua dịch vụ; xác định rõ vai trò phục vụ của các bệnh viện và trách nhiệm của y - bác sĩ, những người bán sản phẩm.

Việc này lẽ ra phải được thực hiện từ sớm và không chỉ dừng lại ở ngành y tế. Ngay các trường học, lâu nay vẫn tồn tại tình trạng cha mẹ học sinh vất vả “chạy” trường. Bao nhiêu quy định chẳng liên quan gì đến giáo dục cứ hạn chế quyền lợi của học sinh. Đầu năm học mới, nhất là ở các lớp đầu cấp, cha mẹ học sinh phải mất ăn mất ngủ, chầu chực ngày này qua ngày nọ để nộp hồ sơ cho con, trong khi quyền học tập đã được quy định rất rõ và các khoản học phí phụ huynh phải đóng luôn được thực hiện nghiêm túc.

 


Đăng ký khám BHYT tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM)

Đăng ký khám BHYT tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM)

 

Tất nhiên, lãnh đạo nhiều địa phương cứ đổ cho tình trạng thiếu trường lớp nhưng lý do này trong thời điểm hiện nay chỉ là ngụy biện. Kinh phí để xây trường là bao nhiêu so với ngân sách được phân bổ? Những ngôi trường chiếm bao nhiêu phần trăm trong phần ngân sách xây dựng rất nhiều công trình vô bổ đang ngày càng được các địa phương hồ hởi xây dựng? Phải trả lại quyền được hưởng các dịch vụ xã hội của người dân đã được pháp luật quy định.

Mở rộng ra, vai trò của bộ máy hành chính công cũng thế, phải mang tính phục vụ và người dân chính là người thuê. Tiền lương, các khoản phúc lợi xã hội, điều kiện làm việc của cán bộ nhà nước đã được người dân trả qua tiền dịch vụ và tiền thuế họ đóng hằng năm. Vậy thì không có lý do gì họ phải luôn quỵ lụy, xin xỏ mỗi khi có việc cần đến cơ quan công quyền. Nếu chưa phục vụ tốt được cho một người dân nào đó thì cán bộ liên quan phải tự hiểu rằng mình không xứng xài đồng lương đã nhận. Mọi hành vi trịch thượng, xa dân, hách dịch... đều là hành động vô ơn.

Không phải ở Việt Nam, mà mọi đất nước tiên tiến khác đều xây dựng bộ máy công quyền luôn hoàn thiện vai trò phục vụ. Khái niệm nhà nước phục vụ đã có từ lâu và được thực hiện ở hầu hết các quốc gia dân chủ. Nếu một người dân đi khám bệnh mà không được phục vụ tốt, họ có thể kiện bác sĩ và bệnh viện ra tòa.

Chúng ta cũng nên học cách và làm quen với việc một người dân đến cơ quan công quyền nói rằng: “tôi muốn... tôi cần...” chứ không phải “tôi xin...”.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo