xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lấn cấn với 2 trạm thu phí

ÁNH NGUYỆT

Xóa trạm thu phí đường hầm sông Sài Gòn thì chưa biết lấy tiền đâu để duy tu, bảo dưỡng đường hầm; còn xóa trạm thu phí trên đường Nguyễn Văn Linh thì chủ đầu tư đòi bồi thường thiệt hại theo hợp đồng

Theo quy định, các trạm thu phí BOT (sử dụng vốn làm đường của nhà đầu tư) được tồn tại để hoàn vốn cho nhà đầu tư, các trạm còn lại sẽ bị xóa bỏ khi thực hiện thu phí bảo trì đường bộ. Hiện trên địa bàn TPHCM đang tồn tại 2 dạng trạm thu phí: trạm thu phí BOT và trạm thu phí sử dụng vốn vay nước ngoài. Mới đây, khi thực hiện sắp xếp lại các trạm thu phí trên địa bàn TPHCM theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Sở GTVT đã kiến nghị Bộ GTVT và Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương cho ý kiến cụ thể về việc xử lý trạm đường hầm sông Sài Gòn và trạm trên đường Nguyễn Văn Linh.

Lấy tiền đâu bảo trì?

Khi Quỹ Bảo trì đường bộ đi vào hoạt động từ ngày 1-1-2013, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GTVT xóa bỏ, dừng thu đối với các trạm thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách Nhà nước và trả nợ vay để tránh tình trạng phí chồng phí. Điều này áp dụng cho các tuyến đường bộ do Bộ GTVT quản lý, các tuyến đường địa phương quản lý tự sắp xếp theo nguyên tắc trên.
 
img
Trạm thu phí Thủ Thiêm - TPHCM nếu bỏ thì chưa biết lấy tiền đâu để duy tu, bảo dưỡng
 đường hầm sông Sài Gòn. Ảnh: TẤN THẠNH
 
img
Trạm thu phí trên đường Nguyễn Văn Linh. Ảnh: TẤN THẠNH

Trạm thu phí đường hầm sông Sài Gòn nằm trên đại lộ Đông Tây (nay là đường Võ Văn Kiệt và Mai Chí Thọ) được xây dựng dựa vào vốn vay ODA của chính phủ Nhật Bản cũng là đối tượng bị xóa bỏ. Tuy nhiên, ngay từ khi nghiên cứu khả thi dự án đại lộ Đông Tây, trạm thu phí đường hầm sông Sài Gòn xuất hiện với mục đích thu phí để duy tu bảo dưỡng công trình và đã được Thủ tướng Chính phủ lẫn Bộ Tài chính xác định từ khi vay vốn của JICA (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản).

Hiện nay, trạm thu phí đường hầm sông Sài Gòn chưa đi vào hoạt động nên hằng năm, ngân sách TP vẫn tạm ứng tiền duy tu bảo dưỡng. Theo tính toán, số tiền thu phí được từ trạm này tương đương với số tiền duy tu bảo dưỡng đường hầm sông Sài Gòn, khoảng 30 tỉ đồng/năm. Nếu không thu phí tại trạm đường hầm sông Sài Gòn, khoản chi mỗi tháng khoảng 2,5 tỉ đồng để duy tu, bảo dưỡng đường hầm sẽ lấy từ đâu? Theo Sở GTVT, khoản này có thể lấy từ Quỹ Bảo trì đường bộ của TPHCM hoặc phần tiền mà Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương trích để lại từ việc thu phí ô tô của TP.

Dừng thu, phải bồi thường

Khi đầu tư xây dựng khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng đã bỏ vốn xây dựng tuyến đường Nguyễn Văn Linh, biến một vùng đầm lầy thành con đường đẹp nhất nhì TPHCM. Theo giấy phép đầu tư được Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp năm 1993, đơn vị này được triển khai thu phí tại trạm trên đường Nguyễn Văn Linh, thời gian 30 năm (bắt đầu từ năm 1998 đến năm 2028). Theo hợp đồng, doanh thu thu phí trên đường Nguyễn Văn Linh được dành để duy tu, bảo dưỡng tuyến đường này. Trong trường hợp số tiền thu phí còn dư, Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng chia cho TPHCM 70% và giữ lại 30%.

Trước việc dừng thu phí trên đường Nguyễn Văn Linh, cuối tháng 2-2013, Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng có ý kiến cho rằng sẽ gây khó khăn, thiệt hại về lợi nhuận, doanh thu của công ty. Vì vậy, đơn vị này đề nghị được xem xét bồi thường thiệt hại khi ngưng thu phí theo khoản 2, điều 11 của Luật Đầu tư 2005. Theo đó, khoản này ghi rõ: “Trong trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp sau: tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi; được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế; được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án; được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết”.

Trước những vướng mắc trên, Sở GTVT đề nghị Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương hướng dẫn việc xử lý trạm thu phí đường hầm sông Sài Gòn và trạm thu phí trên đường Nguyễn Văn Linh để sớm điều chỉnh, quy hoạch lại mạng lưới trạm thu phí trên địa bàn TPHCM.

Giữ lại 4 trạm thu phí BOT

Theo quy hoạch, các trạm thu phí hoàn vốn cho các dự án BOT (xây dựng, kinh doanh, chuyển giao) vẫn tồn tại, kinh phí để duy tu bảo dưỡng tuyến đường được trích từ tiền thu phí chứ không lấy từ Quỹ Bảo trì đường bộ. Như vậy, trên địa bàn TPHCM sẽ còn tồn tại 4 trạm thu phí trên Quốc lộ 1, xa lộ Hà Nội, cầu Phú Mỹ, cầu Bình Triệu 2. Từ ngày 1-4, trạm thu phí trên đường Kinh Dương Vương sẽ dừng thu vì hết hạn hợp đồng. Riêng trạm thu phí cầu Bình Triệu 1, đến nay UBND TPHCM vẫn chưa quyết định cho thu hay không.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo