xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lần đầu tiên cho ý kiến Luật Trưng cầu ý dân

T.Dũng

(NLĐO)- Sáng mai 25-2, lần đầu tiên Luật Trưng cầu ý dân do Hội luật gia Việt Nam xây dựng được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

 

Góp ý dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động đối với lao động nữ ngày 4-2 tại TP HCM
Góp ý dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động đối với lao động nữ ngày 4-2 tại TP HCM

 

Theo tin từ Văn phòng Quốc hội, phiên họp thứ 35 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ diễn ra từ ngày 25 đến 27-2. Nội dung chủ yếu của kỳ họp này là công tác lập pháp.

Đáng chú ý, ngay trong sáng 25-2, lần đầu tiên UBTVQH sẽ nghe Hội luật gia Việt Nam trình bày tờ trình dự án Luật Trưng cầu ý dân và báo cáo thẩm tra dự luật này của Ủy ban Pháp luật của QH. Ngay sau đó, các thành viên UBTVQH sẽ cho ý kiến về dự án luật quan trọng này.

Trước đó, vào cuối năm 2014, Ban soạn thảo Luật Trưng cầu ý dân của Hội luật gia Việt Nam đã họp phiên thứ ba. Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh vai trò quan trọng và cấp thiết của Luật Trưng cầu ý dân.

Ông Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam, cho biết Luật Trưng cầu ý dân phải thể chế hóa các quan điểm của Đảng về phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường đoàn kết và đồng thuận xã hội, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia rộng rãi, trực tiếp vào những vấn đề trọng đại của đất nước thông qua các cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Nội dung của Luật Trưng cầu ý dân phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp và các luật có liên quan, góp phần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Việc xây dựng Luật Trưng cầu ý dân phải bảo đảm cơ sở thực tiễn, các quy định của Luật Trưng cầu ý dân phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, phản ánh đúng các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam hiện nay và phải tính đến đầy đủ các điều kiện bảo đảm hiệu lực, hiệu quả và thi hành của Luật. Bên cạnh đó, Luật Trưng cầu ý dân phải bảo đảm tính kế thừa và phát triển các kết quả của công tác xây dựng pháp luật của nước ta qua các thời kỳ, đồng thời nghiên cứu tiếp thu kinh nghiệm các nước trên thế giới về xây dựng và thực hiện pháp luật về trưng cầu ý dân, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Có 2 dự luật quan trọng khác cũng được UBTVQH lần đầu tiên cho ý kiến tại phiên họp này là dự thảo Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự; dự án Luật Tạm giữ, tạm giam. Ngoài ra còn cho ý kiến về các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND; về dự thảo kế hoạch tổ chức xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tổ chức QH; Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi);

Đặc biệt, UBTVQH tiếp tục cho cho ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Sau đó là về phương án phân bổ vốn dự phòng trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011-2015.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo