xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làng nghề hấp hối

BÍCH VÂN - CA LINH - THỐT NỐT - KỲ NAM

Làng nghề - cửa thoát nghèo cho lao động nông thôn - đang rơi vào cảnh “chết mòn”, thậm chí chỉ còn là cái tên trong tiềm thức

Cả nước hiện có trên 3.500 làng nghề và làng có nghề. Những làng nghề hàng trăm năm tuổi như Phú Vinh (TP Hà Nội), Phước Kiều, Mã Châu (tỉnh Quảng Nam), Mỹ Hòa (tỉnh An Giang), Lư Cấm (tỉnh Khánh Hòa), Phường Đúc (tỉnh Thừa Thiên - Huế)… đang điêu đứng, sản xuất ngưng trệ, người dân đổi nghề hoặc bỏ làng ra đi.

img
Xưởng dệt của ông Nguyễn Kỳ ở làng dệt lụa tơ tằm Mã Châu (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) hoạt động cầm chừng, máy móc phủ bụi Ảnh: BÍCH VÂN

Làng tỉ phú vỡ nợ

Đến làng dệt lụa tơ tằm Mã Châu (thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), đâu đâu cũng thấy xưởng sản xuất đã ngừng hoạt động lâu ngày, khung cửi nhện bám đầy. Theo ông Nguyễn Kỳ - tổ trưởng tổ 1, khối phố Châu Hiệp, thị trấn Nam Phước - vào năm 1980, cả làng nghề có hơn 7.000 máy dệt gỗ nhưng hiện nay chỉ còn lại 500, máy móc phần lớn đã bị bán tháo.
 
Vợ chồng ông Kỳ dệt ròng rã 8 giờ mỗi ngày cũng chỉ lãi được 70.000 đồng, đủ tiền sống qua bữa. "Dân Mã Châu vốn sống bằng nghề dệt, không có đất sản xuất nên bỏ nghề thì chết đói. Xưởng có sẵn cũng phải bỏ công ra làm lời, sinh sống lay lắt qua ngày thôi" - ông Kỳ than thở.
 
Sau khi vỡ nợ vì đầu tư vào xưởng dệt, ông Trần Túc ở khối phố Hòa Mỹ phải cố gắng lắm mới giữ lại được ngôi nhà. Năm 2000, ông Túc vay ngân hàng hơn 1 tỉ đồng để đầu tư mở xưởng dệt lớn. Đến giai đoạn 2008-2011, xưởng bắt đầu gặp khó khăn do lãi suất ngân hàng quá cao, từ 15%-18%/năm. Doanh thu không đủ trả lãi nên đến năm 2012, ông Túc quyết định bán xưởng trả nợ.
 
Sau khi bán xưởng và vét hết của để dành, ông trả được một ít nợ và đầu tư vào tiệm internet. Từ đó đến nay, nợ gốc vẫn còn 500 triệu đồng. Không chỉ riêng ông Túc, một số hộ mở xưởng sản xuất lớn ở Mã Châu đều lâm vào cảnh vỡ nợ, phải bán nhà. Bi đát nhất là DNTN T.D. Dù đã bán tất cả tài sản ở huyện Duy Xuyên để vào TP HCM lập nghiệp nhưng theo ông Túc, DNTN T.D vẫn còn nợ ngân hàng gần 5 tỉ đồng.
 
Làng nghề mộc Chợ Thủ (xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) nổi tiếng cả nước với những sản phẩm chạm khắc gỗ tinh xảo. Do giá lúa thường xuyên bấp bênh, nông dân không có tiền để sắm sửa nên làng nghề này ngày càng đìu hiu.
 
Ông Nguyễn Văn Thương (70 tuổi, ngụ ấp Long Định, xã Long Điền A) kể: "Hồi trước làm ăn phát đạt chứ bây giờ èo uột lắm rồi. Mới đây, cơ sở mộc của ông B. phải đóng cửa vì không còn khả năng trả nợ và lãi ngân hàng. Hiện vợ chồng ông B. đã bỏ quê đi "lánh nạn", căn nhà cũng bị kê biên".

Còn ông Bùi Văn Vui theo nghề gia công hàng thủ công mỹ nghệ ở làng Chợ Thủ hơn 20 năm cũng không khỏi ngậm ngùi khi thấy làng nghề ngày một sa sút. "Cơ sở tôi giờ chỉ tập trung gia công một số món được đặt trước để nuôi sống anh em thợ chứ không còn mong làm giàu với nghề nữa. Nếu cơ sở nào không có vốn mà đi vay ngân hàng làm ăn thì rất dễ bị phá sản" - ông Vui khẳng định.

Lay lắt qua ngày

An Giang hiện đã bước vào mùa nước nổi. Đây cũng là mùa làm ăn đối với người dân làng nghề lưỡi câu Mỹ Hòa (phường Mỹ Hòa, TP Long Xuyên). Hình thành 70 năm nay, vào thời kỳ hưng thịnh, làng nghề này có hơn 200 hộ làm nghề với trên dưới 600 lao động. Lưỡi câu các loại từ miệt đồng đến miền biển của mương Thợ Thi, phường Mỹ Hòa đã có mặt khắp vùng ĐBSCL, miền Trung và bán sang Campuchia.
 
Từ chỗ gặp khó khăn về nguyên liệu và sản xuất thủ công, người dân đã ứng dụng máy móc đến 70%-80% công đoạn cho thành phẩm. Mọi năm, đến thời điểm này, trong nhà ông Trần Thanh Thiện chuẩn bị ít nhất khoảng 2 tấn lưỡi thành phẩm các loại. Còn bây giờ, đã vào tháng 5 âm lịch, chỉ có vài trăm kg mà chẳng buôn bán được bao nhiêu. "Lưỡi câu ế ẩm lắm rồi, hoạt động làng nghề kém khí thế hơn trước. Phần lớn trai tráng đã đi làm thợ hồ cho nên không còn đông đúc như mọi năm" - ông Thiện nói.

Ông Võ Văn Sớm, người gia công lưỡi câu ở mương Thợ Thi, nói rằng sản lượng tiêu thụ ước giảm đến 30% so với trước, mọi thứ đều tăng song giá gia công vẫn từ khoảng 40.000-50.000 đồng/người/ngày. "Thu nhập thấp hơn một số nghề khác nhưng nếu buông ra thì chẳng biết mần gì, cứ lay lắt sống... ĐBSCL bây giờ lũ ít về, cá cũng ngày càng ít đi, nghề giăng câu rồi cũng sẽ mai một. Lưỡi câu cá đồng bán chậm là phải" - ông Sớm bộc bạch.

Đi dọc Quốc lộ 1A thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, những cửa hàng bán đồ đúc đồng nổi tiếng mang thương hiệu Phước Kiều vắng bóng người mua. Những năm 1980-1987 là giai đoạn hưng thịnh nhất ở làng nghề Phước Kiều; đơn đặt hàng từ Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế và các tỉnh Tây Nguyên đổ về không ngớt. "Làng này ngày xưa giàu nổi tiếng. Ai gánh hàng thịt, hàng cá cũng mang vào Phước Kiều vì dân ăn xài rất sang" - ông Trần Đình Trí (SN 1948, ngụ thôn Thanh Chiêm, xã Điện Phương) nói.

Đó chỉ là chuyện vàng son một thuở. Các xưởng sản xuất cổ truyền nay hầu như đã đóng cửa. Để bám trụ với nghề, nhiều hộ phải thu hẹp sản xuất, chỉ làm khi có đơn đặt hàng. Ông Dương Ngọc Long (SN 1969, ngụ thôn Thanh Chiêm) - con trai út của cụ Dương Nhi (SN 1925), một nghệ nhân nổi tiếng ở làng nghề Phước Kiều - nói: "Những năm 1980, lãi mỗi ngày vài trăm ngàn đồng. Nay làng nghề chỉ còn mình tôi, chỉ lấy công làm lời". Ông Long lo lắng nếu không có hướng đột phá thì trong vài năm nữa, làng nghề Phước Kiều sẽ tàn lụi.

Xơ xác làng nghề gạch, gốm

Thôn Lư Cấm, phường Ngọc Hiệp, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nổi danh một thời với các sản phẩm gốm sứ. Hiện nay, làng nghề có truyền thống hơn 200 năm này chỉ còn khoảng 5 hộ theo nghề gốm, chủ yếu sản xuất bếp ông Táo. Hằng tháng, mỗi hộ sản xuất được từ 1.000-1.500 bếp với giá từ 10.000-15.000 đồng/cái. Trừ các chi phí, một người thu được khoảng 2,5 triệu đồng/tháng.
 
Dù rất yêu nghề nhưng ông Lê Văn Chương tâm sự: "Tôi làm nghề này đến nay đã được 4 đời rồi, có lẽ đến đời tôi là tàn. Đất đai, than củi càng lúc càng cạn kiệt; bếp gas, bếp điện ngày càng phổ biến. Làng nghề làm bếp ông Táo này e rằng sắp đến ngày cáo chung rồi...".

Tại tỉnh Vĩnh Long, có trên 1.200 cơ sở làng nghề gạch, gốm thủ công; tạo việc làm cho gần 20.000 lao động nông thôn. Giờ đây, đi dọc tuyến sông Cổ Chiên, không còn thấy các lò khói nung nghi ngút như trước mà thay vào đó là cảnh hoang tàn...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo