xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làng... trôi

Bài và ảnh : Kim Sơn

Thôn Đông Bình nằm về phía Đông Nam của xã Duy Vinh. Các bậc cao niên kể: Vào khoảng 40 năm trước, thôn Đông Bình nối liền với các thôn khác, nhưng do sự xâm thực của mưa lũ, thôn này đã dần dần bị sông nước cô lập, trôi xa và trở thành ốc đảo.

Một nửa thôn sẽ bị cuốn trôi ra biển

Các cụ nói ban đầu thôn Đông Bình chỉ cách các thôn khác bởi con lạch nhỏ rộng vài ba bước chân, nhưng đến nay nước đã liên tục đào khoét thành một dòng sông lớn. Trước năm 1975, Đông Bình có diện tích tự nhiên 165 ha nhưng đến nay chỉ còn khoảng 125 ha. Bình quân mỗi năm nước lũ cuốn trôi trên 1 ha.

Chỉ mới một cơn lũ nhỏ hồi cuối tháng 10 vừa qua, nước đã cuốn trôi trên 2.500 m2. Nay thôn Đông Bình được bao bọc bởi bốn bề sông nước. Đó toàn là những con sông lớn như Thu Bồn, Trường Giang, Ly Ly.

Đông Bình lại ở vào vùng hạ lưu các con sông nên thường xuyên phải hứng chịu một lưu lượng nước rất lớn từ thượng nguồn đổ về, cộng với thủy triều dâng cao nên vùng đất này luôn bị ẩm ướt, chỉ cần một cơn gió bấc là đất ven sông sụp đổ bất kỳ lúc nào.

 Suốt chiều dài 1.750 m của thôn, không nơi nào là không bị sạt lở, nhiều nơi nước đào sâu vào 25 m, ít nhất cũng 10 m. Với tốc độ tàn phá này, chỉ trong vòng 5 năm tới, một nửa thôn Đông Bình sẽ bị cuốn trôi ra biển.

Nguy cơ làng nghề chiếu cói bị xóa sổ

Ông Võ Tấn Vinh ở tổ 15 xót xa nói: “Trước đây nhà tôi ở cách sông hai-ba trăm mét, thế mà bây giờ chỉ còn khoảng mươi mét. Đêm đêm nghe nước sông gặm từng doi đất cuốn đi, không tài nào ngủ được. Nhà tôi mai mốt rồi cũng phải dời đi thôi. Chẳng ai muốn rời cái làng này cả. Đất này đã cho bà con chúng tôi cái nghiệp dệt chiếu cói. Đi nơi khác chẳng biết sống bằng nghề gì”.

Ấy vậy mà, mấy năm qua cả làng Đông Bình này đã có trên 120 hộ phải di dời đi nơi khác do nhà cửa, ruộng vườn bị xói lở. Đông Bình là thôn nghèo nhất của xã Duy Vinh, toàn thôn có 345 hộ, thì đã có gần một nửa là hộ nghèo. 80% hộ sống bằng nghề dệt chiếu. Mà ngay cả diện tích trồng cói của thôn ở Cồn Biện, Hà My thượng, Hà My hạ cũng bị nước xâm thực gần hết.

Đông Bình là cái nôi của làng chiếu truyền thống Bàn Thạch. Mỗi năm cả xã làm ra 350.000 đôi chiếu, riêng Đông Bình đã chiếm đến 200.000 đôi. Đông Bình sạt lở, diện tích trồng cói bị thu hẹp thì nguy cơ làng nghề truyền thống chiếu cói Bàn Thạch bị xóa sổ là có thật.

Năm 2002, UBND tỉnh Quảng Nam ra quyết định lập dự án khả thi, đầu tư trên 6,5 tỉ đồng kè bờ thôn Đông Bình, vừa chống sạt lở, vừa bảo vệ làng nghề truyền thống dệt chiếu Bàn Thạch nổi tiếng.

Qua năm lần, bảy lượt khảo sát, thiết kế, đến tháng 1- 2006, địa phương đã háo hức, phấn khởi vận động nhân dân giải tỏa cây cối, bàn giao 1.500 m cho đơn vị thi công công trình. Cứ nghĩ mọi việc như thế là đã “chắc nịch”. Nào ngờ, cây cối thì bị chặt phá, đất ven sông trơ ra, nước tha hồ mà gặm nhấm, cuốn trôi. Người dân Đông Bình thì mỏi mòn chờ đợi dự án xây kè

Kè chống xói lở: Biết đến bao giờ?

Với 5 năm cân nhắc, 2 lần thiết kế, 2 lần chuyển đổi cơ quan quản lý (từ Ban Quản lý dự án của tỉnh đến Sở NN-PTNT Quảng Nam), đến nay việc xây bờ kè thôn Đông Bình vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Các cơ quan quản lý của tỉnh cho rằng: Do nền đất ở đây quá yếu, nếu khoan cho tới lớp đất cứng để cắm được móng thì phải tốn hàng chục tỉ đồng. Trong khi đó, dự án chỉ có vài ba tỉ đồng thì làm sao làm được.

Trớ trêu là đợi đến khi lập xong thiết kế, triển khai xây dựng thì địa hình đã thay đổi, phải thiết kế lại, tỉnh khảo sát để xây dựng thiết kế nhưng lần nào họ cũng bó tay. Với kiểu này, chẳng biết đến bao giờ mới có kè Đông Bình!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo