xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lễ hội có hết xô bồ?

Bài và ảnh: Yến Anh

Ngay sau khi Ban Bí thư ban hành chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với việc tổ chức lễ hội, Thủ tướng Chính phủ cũng vừa có công điện gửi các bộ, ngành, địa phương về nội dung tương tự

Hiếm khi nào việc tổ chức, quản lý lễ hội lại được quan tâm như năm nay. Đánh giá về hoạt động lễ hội thời gian qua, Ban Bí thư nhấn mạnh việc tổ chức thiếu tính sáng tạo, không hấp dẫn, gây quá tải ở một số di tích, danh thắng. Tình trạng đốt hàng mã, đặt tiền lễ không đúng nơi quy định vẫn phổ biến. Nhiều lễ hội còn phô trương, rườm rà, tốn kém, có xu hướng thương mại hóa; việc mời khách và một số cán bộ quản lý, lãnh đạo tham dự chưa đúng quy định...

Có cơ sở thu tiền công đức 100 tỉ đồng/năm

Trước những bất cập trong tổ chức lễ hội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh cần phải công khai, minh bạch đối với việc sử dụng tiền công đức. Chính sự không minh bạch trong thu chi này mà gần đây, một số cơ sở thờ tự đã xảy ra chuyện mất đoàn kết.

“Qua thống kê sơ bộ, có cơ sở thu được trên dưới 100 tỉ đồng một năm, gồm tiền “giọt dầu” và công đức. Tiền “giọt dầu” thì do thủ nhang nắm giữ. Do người nào cũng muốn làm thủ nhang nên mới có tình trạng mất đoàn kết, nội bộ lục đục ở một số nơi thờ tự thời gian qua” - Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cho biết. Theo ông, Bộ VH-TT-DL không quản lý tiền công đức, “giọt dầu” mà là các ban quản lý (BQL) di tích, cơ sở thờ tự. Tuy nhiên, sử dụng tiền này vào việc gì cũng cần phải công khai, minh bạch cho cơ quan quản lý biết, tránh xảy ra tình trạng mâu thuẫn.

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có công điện chỉ đạo giảm tần suất tổ chức lễ hội, ngày hội, nhất là những lễ hội quy mô lớn. Theo đó, cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ hội, ngày hội phải bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tránh phô trương, lãng phí; phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, phong tục, tập quán của từng địa phương; hạn chế tối đa sử dụng ngân sách nhà nước. Không truyền hình trực tiếp lễ hội, ngày hội trên sóng quốc gia khi chưa được cơ quan thẩm quyền phê duyệt; không lạm dụng truyền hình trực tiếp để huy động tài trợ...

 

Dù đã có quy định cấm nhưng tiền lẻ vẫn được đổi thoải mái ở đền Bà Chúa Kho ngày giáp Tết Ất Mùi
Dù đã có quy định cấm nhưng tiền lẻ vẫn được đổi thoải mái ở đền Bà Chúa Kho ngày giáp Tết Ất Mùi

 

Sẽ kiểm tra đột xuất

Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cho biết Thủ tướng đã giao Bộ VH-TT-DL có trách nhiệm tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền phân công lãnh đạo trung ương tham dự lễ hội khi cần thiết. “Còn nếu cán bộ cấp cao đi dự lễ hội với tư cách người dân bình thường thì không vấn đề gì” - ông giải thích.

Trước tình trạng đổi tiền lẻ với giá cắt cổ diễn ra ngang nhiên ở nhiều nơi, lãnh đạo Bộ VH-TT-DL đã chỉ đạo các sở VH-TT-DL, các BQL di tích chấn chỉnh. Bộ VH-TT-DL yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành hướng dẫn việc đặt hòm công đức trong di tích theo đúng quy định, quản lý việc thu chi cho công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, phải hạn chế đốt vàng mã, thắp nhiều hương nến; niêm yết công khai giá hàng hóa, phí dịch vụ; giải quyết triệt để hiện tượng tranh giành, đeo bám khách, tăng giá...

“Năm 2015, Bộ VH-TT-DL sẽ tăng cường thanh tra việc tổ chức, quản lý lễ hội. Ngay sau Tết, bộ sẽ tổ chức 6 đoàn công tác do bộ trưởng và các thứ trưởng dẫn đầu đến UBND các tỉnh, thành để làm việc. Khác với các năm trước, năm nay, chúng tôi sẽ tập trung kiểm tra đột xuất, đến lễ hội quay phim, chụp ảnh bằng chứng sai phạm, sau đó mới làm việc với BQL di tích, lãnh đạo sở để chấn chỉnh. Việc này sẽ bảo đảm tính khách quan, tránh tình trạng đối phó của địa phương” - đại diện Thanh tra Bộ VH-TT-DL khẳng định.

 

Địa phương chịu trách nhiệm chính

Liên quan đến việc quản lý các hoạt động dịch vụ về đổi tiền lẻ tại lễ hội, ông Vũ Xuân Thành, Chánh Thanh tra Bộ VH-TT-DL, nhận xét: “Theo tôi, tất cả cơ quan chức năng cần phải vào cuộc. Tuy nhiên, nòng cốt vẫn là BTC lễ hội, BQL di tích, lực lượng công an và thanh tra ngân hàng. Phải phân biệt cho rõ ai là người làm việc này chứ chỉ riêng thanh tra văn hóa thì không làm được”.

Thực tế cho thấy, sự yếu kém trong tổ chức lễ hội bắt nguồn từ các địa phương. Theo ông Thành, Thủ tướng đã nghiêm cấm các hoạt động đổi tiền lẻ hưởng phí chênh lệch thì chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện, xã phải chịu trách nhiệm xử phạt. “Quản lý lễ hội thì quan trọng nhất là vai trò của chính quyền cấp xã, huyện nơi có di tích. Việc chế tài xử lý vi phạm đổi tiền lẻ thì năm nay mới có. Song, thanh tra văn hóa không có chức năng xử lý mà phải chuyển thanh tra ngân hàng, cơ quan công an” - ông cho biết.

Xung quanh việc truyền hình trực tiếp lễ hội trên sóng quốc gia, ông Thanh giải thích: “Tùy theo phạm vi, mức độ của lễ hội mà BTC phải xin ý kiến. Ví dụ, lễ hội cấp quốc gia thì sẽ xin ý kiến Thủ tướng. Lễ hội cấp tỉnh mà truyền hình trực tiếp trên sóng quốc gia thì cũng phải xin ý kiến Thủ tướng và bộ phận thường trực là Bộ VH-TT-DL và Bộ Thông tin - Truyền thông”.

Dung Nhi

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo