xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lo kẹt xe ở điểm “nóng”

ÁNH NGUYỆT

Ba nút giao thông quan trọng trên địa bàn TPHCM có nguy cơ ùn tắc giao thông cao khi Sở GTVT khởi công xây 3 cầu vượt bằng thép vào cuối tháng này

Khu Quản lý Giao thông đô thị số 1 (Khu 1) Sở GTVT TPHCM cho biết sẽ xây dựng thêm 3 cây cầu vượt bằng thép tại nút giao Nguyễn Tri Phương - 3 Tháng 2 - Lý Thái Tổ, vòng xoay Cây Gõ và nút giao Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám vào ngày 27-4. Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Giám đốc Khu 1, do mặt bằng chật hẹp nên nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông trong khu vực là rất cao, đặc biệt là tại nút giao Nguyễn Tri Phương - 3 Tháng 2 - Lý Thái Tổ.
 
img
Cầu vượt bằng thép tại vòng xoay Lăng Cha Cả sẽ được đưa vào sử dụng vào cuối tháng 4 - 2013
Ảnh: TẤN THẠN
H

Căng thẳng

Ông Toàn cho biết trong 3 vị trí trên thì vị trí cầu vượt thép nút giao Nguyễn Tri Phương - 3 Tháng 2 - Lý Thái Tổ là “căng” nhất. Cầu này vượt theo đường 3 Tháng 2, là tuyến đường trục xuyên tâm TP theo hướng Đông - Tây, lượng xe lưu thông rất cao nên khả năng xảy ra ùn tắc giao thông là khó tránh khỏi.
 
Bình thường, mặt đường 3 Tháng 2 rộng từ 17 - 18 m, khi xây cầu vượt thép, mỗi bên “teo” lại chỉ còn 4,9 m. Với diện tích mặt đường hẹp như thế, ông Toàn khuyến cáo người dân cần cân nhắc khi lưu thông vào khu vực công trường.
 
Theo thông báo của Sở GTVT, từ ngày 22-4 đến ngày 30-9, đường 3 Tháng 2 từ Sư Vạn Hạnh đến Ngô Quyền sẽ được rào chắn một phần mặt đường để thi công cầu vượt thép. Vì vậy, Sở GTVT tổ chức lại hướng đi trong khu vực này.
 
Cụ thể, cấm ô tô khách và ô tô tải có tổng trọng lượng trên 1,5 tấn lưu thông vào đường 3 Tháng 2 đoạn từ Lê Hồng Phong đến Sư Vạn Hạnh và đoạn từ Lý Thường Kiệt đến Ngô Quyền; đồng thời cấm các loại ô tô đi vào đường 3 Tháng 2 đoạn từ Sư Vạn Hạnh đến Ngô Quyền.
 
Trên đường Sư Vạn Hạnh, ô tô lưu thông một chiều theo hướng từ đường 3 Tháng 2 đến Tô Hiến Thành. Xe 2 - 3 bánh vẫn lưu thông bình thường như trước. Các xe bị cấm có thể lựa chọn lộ trình thay thế: 3 Tháng 2 - Lý Thường Kiệt - Nguyễn Chí Thanh - Ngô Gia Tự - Lê Hồng Phong - 3 Tháng 2; 3 Tháng 2 - Ngô Quyền - Bà Hạt - Sư Vạn Hạnh - 3 Tháng 2; 3 Tháng 2 - Lý Thường Kiệt - Tô Hiến Thành - Thành Thái - Nguyễn Tri Phương; 3 Tháng 2 - Sư Vạn Hạnh - Tô Hiến Thành - Lý Thường Kiệt (hoặc Thành Thái) - 3 Tháng 2.
 
Trong trường hợp xảy ra ùn tắc giao thông, Khu 1 sẽ tổ chức cho lưu thông một chiều toàn bộ trên đường Sư Vạn Hạnh và Thành Thái, trên đường Bà Hạt cũng sẽ tổ chức lưu thông một chiều cho ô tô.

Hiện tại, Sở GTVT cũng đang lên phương án phân luồng giao thông cho khu vực vòng xoay Cây Gõ và nút giao Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám. Theo nhận định của Khu 1, giao thông 2 khu vực này không quá căng thẳng như tại nút giao Nguyễn Tri Phương - 3 Tháng 2 - Lý Thái Tổ.

Hơn 100 người túc trực vào giờ cao điểm

Theo ông Toàn, lực lượng điều tiết sẽ căn cứ vào tình hình và thời điểm để điều tiết giao thông chứ không duy trì cứng nhắc như trong phân luồng. Thượng tá Lê Văn Đoàn, Phó trưởng Công an quận 10, lưu ý: “Khu vực cần phải theo dõi nhiều nhất là ngã bảy Lý Thái Tổ và ngã sáu Ngô Gia Tự - Nguyễn Tri Phương vì hầu như toàn bộ xe đều đổ về 2 khu vực này”.
 
Vì vậy, ông Đoàn đề nghị Khu 1 “chia lửa” cho khu vực trên bằng cách “đẩy” bớt luồng xe qua giao lộ Cao Thắng - 3 Tháng 2. Ông Đoàn cũng cho rằng ngã ba Tô Hiến Thành - Sư Vạn Hạnh luôn là điểm nóng kẹt xe hằng ngày, nếu cứ “ép” xe vào đường Sư Vạn Hạnh thì sẽ gây kẹt xe nên Khu 1 cần “mở” cho luồng xe đi về hướng giao lộ Tô Hiến Thành - Cách Mạng Tháng Tám, đồng thời điều tiết giao thông từ xa cho ngã sáu Nguyễn Thị Minh Khai.
 
“Nếu để ùn tắc xảy ra ở ngã bảy Lý Thái Tổ thì chúng ta không trở tay kịp. Ùn tắc một chỗ sẽ lây lan rất nhanh ra các khu vực khác” - thượng tá Đoàn cảnh báo. Tiếp thu những ý kiến này, ông Toàn cho biết sẽ xem xét lại và bố trí thêm lực lượng để ngăn chặn kẹt xe.
 
Theo Sở GTVT, xung quanh vị trí xây dựng cầu vượt thép, có khoảng 20 giao lộ thuộc diện “nguy hiểm” cần có lực lượng điều tiết túc trực thường xuyên (gồm CSGT, thanh tra giao thông và TNXP). Theo tính toán sơ bộ, cần đến hơn 100 người túc trực tại các giao lộ này, riêng các vị trí vòng xoay cần bố trí từ 6 - 7 CSGT mới có thể điều khiển được tình hình. Bên cạnh đó, Khu 1 cũng bổ sung 3 biển quang báo nhằm thông báo cụ thể tình hình giao thông trong khu vực cho người dân biết để lựa chọn hướng đi phù hợp.
 

996 tỉ đồng

Cầu vượt thép tại nút giao Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám vượt theo hướng Cộng Hòa, dài 238,5 m, rộng 9,5 m, tổng mức đầu tư 246,5 tỉ đồng. Cầu vượt thép tại nút giao Nguyễn Tri Phương - 3 Tháng 2 - Lý Thái Tổ vượt theo hướng đường 3 Tháng 2 dài 388,2 m, rộng 9,5 m, tổng vốn đầu tư 293,5 tỉ đồng. Cầu vượt thép vòng xoay Cây Gõ vượt theo đường Hồng Bàng, có nhánh rẽ đường 3 Tháng 2 ra Hồng Bàng đi Phú Lâm. Nhánh cầu Hồng Bàng - 3 Tháng 2 dài 230 m, rộng 6,5 m. Nhánh cầu theo trục Hồng Bàng dài 350 m, rộng từ 12 - 15,5 m. Tổng mức đầu tư của cầu này 456 tỉ đồng. Cả 3 cầu vượt thép đều có tiến độ xây dựng là 5 tháng, nghĩa là đến cuối tháng 9-2013 hoàn thành. Dự kiến, Khu 1 cũng sẽ khánh thành cầu vượt thép Lăng Cha Cả vào sáng 27-4, ngay sau khi khởi công 3 cầu vượt trên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo