xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lỡ lộ trình tăng lương 7-8%/năm trong 5 năm tới

Văn Duẩn-Nguyễn Quyết

(NLĐO)- Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết do kinh tế đất nước khó khăn nên chưa thể bố trí nguồn để thông qua Đề án cải cách tiền lương, mà trước đó có đề xuất tăng lương 7-8%/năm từ 2015-2020.

 

Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình. Ảnh chụp qua màn hình
Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình. Ảnh chụp qua màn hình

 

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại Quốc hội chiều 18-11, đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM) đã chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình về chính sách tiền lương khi cho rằng hiện có nhiều bất cập như thiếu công bằng, không minh bạch, không tạo được động lực cho người lao động có trình độ, năng lực làm việc. "Vì sao có tình trạng này và đâu là giải pháp để thay đổi?" - ĐB Quyết Tâm đặt câu hỏi.

Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho rằng từ năm 2003 đến 2013 đã có 9 lần điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu chung (nay là lương cơ sở) của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Theo đó, tăng từ 210 ngàn đồng/tháng lên 1.150.000 đồng/tháng, như vậy tăng 447,6%, cao hơn chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố là 186,6%.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cũng thừa nhận đến nay sau 10 năm thực hiện cải cách tiền lương, cũng đã phát sinh một số bất hợp lý. Cụ thể, mức lương cơ sở thực hiện từ ngày 1-7-2013 là 1.150.000 đồng/tháng, mới đạt 50,5% bình quân mức lương tối thiểu vùng trong khu vực doanh nghiệp năm 2014. Điều này dẫn đến các mức lương, ngạch, bậc, chức vụ, tỉnh cả 25% phụ cấp công vụ, thì tiền lương hết tập sự của người tốt nghiệp đại học mới đạt 3,36 triệu đồng/tháng; còn bộ trưởng thì khoảng 14,4 triệu đồng/tháng.

“Vì vậy đời sống của người hưởng lương từ ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn” - ông Bình thừa nhận.

Bộ trưởng Bộ Nội Vụ cho rằng nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng GDP thấp so với chỉ tiêu đề ra; thu ngân sách nhà nước tăng chậm, trong khi nhu cầu tăng chi đầu tư phát triển để đảm bảo kinh tế, tăng chi cho quốc phòng an ninh, an sinh xã hội, cùng với áp lực giảm bội chi, nên khó rất khó bố trí nguồn để cải cách tiền lương.

Theo Bộ trưởng Nội Vụ, đối tượng hưởng lương và trợ cấp hàng tháng gắn với tiền lương từ ngân sách nhà nước khoảng 7 triệu người (chưa bao gồm quân đội, công an). Do mức lương, ngạch, bậc còn thấp, nên các cơ quan có thẩm quyền đã mở rộng đối tượng áp dụng các chế độ phụ cấp đặc thù, phụ cấp nghề, nên đã phát sinh bất hợp lý giữa các ngành, nghề.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình, để đảm bảo cuộc sống của công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, có thu nhập thấp, Bộ Nội Vụ đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương, Bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công, báo cáo Ban cán sự Đảng Chính phủ trình Hội nghị Trung ương 5, 7, khóa XI, trong đó Trung ương đã có định hướng điều chỉnh mức lương tối thiểu ở khu vực hưởng lương từ ngân sách theo lộ trình, tiến tới đảm bảo nhu cầu tối thiểu, gắn với đổi mới sự nghiệp công, phù hợp với khả năng của nền kinh tế.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình, do triển khai các giải pháp tạo nguồn và đổi mới cơ chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; tinh giản biên chế trong hơn 1 năm qua chưa có nhiều kết quả. Ngoài ra kinh tế nước ta còn khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới, vì vậy khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương.

Để tạo nguồn ngân sách cho kế hoạch điều chỉnh tiền lương cho các năm sau, theo Bộ trưởng Nội vụ, cần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển, các cơ quan đơn vị phải tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy nhân sự cho hiệu quả.

“Vì vậy Bộ Nội vụ đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương theo kết luận của Trung ương, để báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, thông qua vào thời điểm thích hợp” - Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết.

Trước khi đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp tại Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình có gửi báo cáo giải trình đến các ĐB. Trong đó, Bộ trưởng cho biết tháng 4 vừa qua, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ dự kiến điều chỉnh mức lương cơ sở từ năm 2015 đến năm 2020 tăng bình quân từ 7-8%/năm. Theo đó, đến năm 2020 mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng (tăng thêm 56,5% so với hiện nay). Đồng thời với đó, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng được điều chỉnh bằng với mức tăng lương cơ sở, điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công bằng hoặc cao hơn mức tăng tiền lương của người tại chức.

Tuy nhiên, do khả năng ngân sách nhà nước năm 2015 không bố đủ nguồn thực hiện phương án nêu trên, Chính phủ đã trình Quốc hội thực hiện điều chỉnh tiền lương và trợ cấp từ ngân sách nhà nước tăng thêm 8% từ ngày 1/1/2015 đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo