xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lo tăng trưởng GDP thấp

Phương Nhung - Thế Dũng

Thủ tướng yêu cầu tìm ra biện pháp cụ thể trong từng ngành hàng, từng lĩnh vực để có đối sách tốt hơn, khắc phục tình trạng GDP tăng trưởng chậm trong quý I/2017

Sáng 3-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3-2017. Chiều cùng ngày, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ.

Tăng trưởng GDP quý I chỉ đạt 5,1%

Tại phiên họp, Thủ tướng nêu 10 điểm nổi bật và những điểm tồn tại, bất cập để các thành viên Chính phủ thảo luận, từ đó không chỉ tìm ra nguyên nhân mà thảo luận về các giải pháp để khắc phục trong tháng 4 cũng như thời gian tới.

Cụ thể, 10 điểm sáng của kinh tế - xã hội là kinh tế vĩ mô ổn định, CPI 3 tháng tăng 0,9% (cùng kỳ tăng 0,99%). Tăng trưởng tín dụng cao (đạt 2,81% trong khi cùng kỳ năm 2016 đạt 1,54%). Xuất khẩu tăng mạnh, ước đạt trên 43,7 tỉ USD (tăng 12,8%). Khách quốc tế tiếp tục tăng nhanh, đạt trên 3,2 triệu lượt (tăng 29%).

Đáng chú ý, vốn FDI tăng mạnh với mức đăng ký đạt 7,71 tỉ USD, tăng 77,6% và mức thực hiện đạt 3,62 tỉ USD, tăng 3,4%. Số doanh nghiệp (DN) thành lập mới tiếp tục tăng nhanh với trên 26.400 DN, tăng 11,4% về số lượng và 45,8% về vốn đăng ký. Một điểm nổi bật khác là môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố có 51 tỉnh, TP đạt chất lượng điều hành từ khá trở lên.

Thủ tướng yêu cầu khắc phục tình trạng GDP tăng trưởng thấp. “Chúng tôi nêu một điều hết sức lo lắng là tăng trưởng GDP quý I chỉ mới đạt 5,1% là thấp. Trong khi nông nghiệp, dịch vụ tăng khá thì khu vực công nghiệp, xây dựng tăng thấp” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do khai thác dầu giảm, kế hoạch năm nay giảm 3 triệu tấn, riêng quý I giảm 600.000 tấn so cùng kỳ năm 2016. Thủ tướng yêu cầu tìm ra biện pháp cụ thể trong từng ngành hàng, từng lĩnh vực để có đối sách tốt hơn, khắc phục tình trạng GDP tăng trưởng chậm trong quý I.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì buổi họp báo Chính phủ vào ngày 3-4 Ảnh: THẾ DŨNG
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì buổi họp báo Chính phủ vào ngày 3-4 Ảnh: THẾ DŨNG

Không phá rừng làm dự án

Trong buổi họp báo Chính phủ cùng ngày, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình kinh tế - xã hội sau một năm xảy ra sự cố môi trường biển miền Trung do Formosa gây ra, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết trong quá trình chỉ đạo, các tỉnh miền Trung đã nghiêm túc kê khai, thanh toán cho các đối tượng bị ảnh hưởng. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến nay Formosa đã khắc phục được 51/53 điểm còn khiếm khuyết.

“Khi nào Formosa bảo đảm các điều kiện yêu cầu, không để xảy ra sự cố tương tự như tháng 4-2016 mới cho hoạt động. Nếu hoạt động không bảo đảm thì phải đóng cửa. Chúng ta đã tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, công khai và minh bạch nên quan điểm phải rõ ràng như thế chứ căn cứ vào một điều gì đó mà không cho Formosa hoạt động thì không được” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu.

Liên quan đến việc Phú Yên giao cho Công ty CP Chăn nuôi Thảo Nguyên 377 ha để nuôi bò, trong đó có một số rừng tự nhiên và rừng nghèo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết sau khi báo chí phản ánh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Phú Yên rà soát lại và báo cáo Thủ tướng. Sau đó, Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên đã giao UBND tỉnh làm rõ vấn đề và tạm dừng dự án.

“Quan điểm của Thủ tướng là không được phá rừng tự nhiên để phát triển. Đây là quan điểm nhất quán. Nếu dự án có khả năng phát triển chăn nuôi, nông nghiệp thay vì cánh rừng đó không thể phát triển được thì có thể xem xét. UBND tỉnh Phú Yên sẽ báo cáo Chính phủ và kỳ họp sau sẽ công bố với các cơ quan báo chí” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Quan tâm sinh kế của người dân

Về vấn đề dung hòa giữa dọn dẹp vỉa hè, trả lại không gian cho người đi bộ với sinh kế của người dân cũng như nguy cơ tái diễn lấn chiếm vỉa hè, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng chủ trương giành lại vỉa hè không phải bây giờ mới làm mà đã làm nhiều năm nhưng bị tái lấn chiếm. Câu hỏi đặt ra là song song với việc thực hiện kỷ cương thì quan tâm đến đời sống của dân thế nào? Các địa phương đã có những cách làm rất tốt: hỗ trợ tạo việc làm; quy định một số tuyến đường, lập chợ cho người dân buôn bán; quy định giờ bán ăn sáng, giờ bán ăn tối trên một số tuyến đường… Lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường phải bị phá dỡ, không loại trừ cơ quan hay tổ chức nào và như thế người dân mới đồng tình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo