xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lời nguyền tài nguyên

PHẠM DƯƠNG

Đó là thuật ngữ được cả hai ông Staffan Herstrom - Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam và ông Matthieu Salomon - cố vấn cao cấp của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), dẫn ra nhân chương trình đối thoại với các nhà tài trợ quốc tế về chủ đề “Phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực quản lý và khai thác khoáng sản” diễn ra ngày 25-5 tại Hà Nội.

Lời nguyền tài nguyên, theo Đại sứ Staffan Herstrom, đó là “nghịch lý của sự trù phú” khi mà 1,5 tỉ người sống ở mức nghèo khổ, kiếm được dưới 2 USD mỗi ngày nhưng lại sống ở những quốc gia giàu tài nguyên bậc nhất thế giới. Từ thực tế 12 nước phụ thuộc chính vào khoáng sản và 6 nước phụ thuộc vào dầu mỏ hiện đang nằm trong danh mục những nước nghèo nợ cao của Ngân hàng Thế giới (WB), ông Staffan Herstrom cảnh báo rằng quốc gia sở hữu nhiều tài nguyên khoáng sản không hẳn đã là một quốc gia thịnh vượng.

 
Ông Matthieu Salomon thì dẫn ra thực tế những tỉnh giàu tài nguyên nhất ở Indonesia cũng là những tỉnh có tỉ lệ nghèo đói cao nhất và hay xảy ra xung đột xã hội khi đề cập tới điều gọi là “lời nguyền của tài nguyên”. Cùng quan điểm với ông Đại sứ Thụy Điển, vị đại diện của TI cho rằng một nước giàu tài nguyên không đồng nghĩa nước đó sẽ phát triển thịnh vượng và tránh được đói nghèo.
 
Đâu là căn nguyên cơ bản của “nghịch lý trù phú”?
 
Cả hai vị khách quốc tế tham gia cuộc đối thoại đều chỉ ra ngay: Tham nhũng. Quản lý tồi, khai thác tràn lan, lãng phí… Cũng có thể là nguyên nhân sử dụng không hiệu quả tài nguyên song nguyên nhân chính và cơ bản nhất của nghịch lý giàu tài nguyên - đói nghèo vẫn là tham nhũng.
 
Những kết quả khảo sát và đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước và quan chức nước ta đưa ra tại cuộc đối thoại cũng đủ để gióng lên hồi chuông báo động về tham nhũng trong lĩnh vực khai thác khoáng sản. Thôi thì đủ kiểu tham nhũng khoáng sản, từ khâu đầu tiên là đánh giá trữ lượng mỏ cho đến các khâu tiếp theo như cấp phép, khai thác...  Ông Ngô Mạnh Hùng, Cục phó Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ, dẫn ra trường hợp có doanh nghiệp phải chi tới 5 tỉ đồng chỉ để có thông tin về khai thác khoáng sản.
 
Đâu là phương thuốc chạy chữa căn bệnh tham nhũng khoáng sản? Thang thuốc có thể có nhiều “vị” nhưng quan trọng nhất là minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình. Cần minh bạch trong đấu thầu, cấp phép khai thác để tránh cơ chế “xin-cho” không công bằng, đặc quyền đặc lợi...
 
Lời nguyền tài nguyên là thực tế đau lòng ở không ít nơi trên thế giới. Lời nguyền đó liệu có ứng nghiệm ở Việt Nam hay không? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào quyết tâm và hành động của chúng ta khi cả căn nguyên bệnh tật và phương thuốc chữa trị đều đã biết rõ.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo