xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luật hóa quan hệ giữa Đảng với dân

TRỊNH MINH GIANG (quận Thủ Đức - TPHCM)

Cần có một số văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế giám sát của nhân dân đối với tổ chức Đảng và đảng viên

Khoản 2 điều 4 dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 nêu: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”.

Điểm sửa đổi, bổ sung này chưa từng được đề cập ở các Hiến pháp trước đây. Điều đó cho thấy Đảng và Nhà nước đã rất chú trọng vai trò cầm quyền của Đảng sao cho bảo đảm năng lực lãnh đạo mà không dẫn đến “đảng trị” hoặc “lạm quyền”. Tinh thần của điểm bổ sung, sửa đổi này là rất tích cực.

Tuy nhiên, để quy định này phát huy ý nghĩa một cách cụ thể và đúng đắn trên thực tế, cần có các quy định rõ ràng, chi tiết bằng các văn bản luật. Hiện nay, các quy định của Đảng đều đã nhấn mạnh đến sự gắn bó mật thiết giữa đảng viên và tổ chức Đảng với nhân dân.

Chẳng hạn, khoản 3 điều 2 Điều lệ Đảng do Đại hội XI thông qua nêu các nhiệm vụ của đảng viên, quy định rõ: “Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”; khoản 4 điều 23, phần nói về tổ chức cơ sở Đảng có nhiệm vụ: “Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước”...

Đây là tinh thần chung của Đảng, được cụ thể hóa bằng nhiều quy định khác, trong đó đáng kể nhất là Quy định 76-QĐ/TW ngày 15-6-2000 của Bộ Chính trị khóa VIII quy định “về việc đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, Đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú”. Đây là các quy định của Đảng, áp dụng cho tổ chức Đảng và đảng viên, không phải là quy định pháp luật, không bị pháp luật chế tài và cũng khó tạo điều kiện để nhân dân giám sát. Vì vậy, cần thiết phải luật hóa quy định này để tăng cường mối liên hệ, gắn bó mật thiết giữa tổ chức Đảng và đảng viên với nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân giám sát hoạt động lãnh đạo của tổ chức Đảng và đảng viên, đồng thời xử lý các trường hợp sai phạm.

Theo tôi, cần có một số văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế giám sát của nhân dân đối với tổ chức Đảng và đảng viên, về xử lý tổ chức Đảng và đảng viên có sai sót khi ban hành các quyết định… Đồng thời, phải có một ngành luật mới quy định về hoạt động và trách nhiệm của tổ chức Đảng và đảng viên trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Trong đó, quy định cụ thể các quan hệ cần điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh và nhất là các chế tài nếu vi phạm.

Vì vậy, trong điều 4 của Hiến pháp nên có thêm nội dung: “Quốc hội quy định bằng các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động của tổ chức Đảng và đảng viên” hoặc “Hoạt động của tổ chức Đảng và đảng viên được quy định cụ thể bằng các văn bản quy phạm pháp luật”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo