xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luôn nghĩ mình là người lính

Bài và ảnh: Hồng Đào

Trở về từ chiến trường ác liệt, người lính ấy không ngừng học tập, chinh phục đỉnh cao tri thức và trở thành một nhà quản lý doanh nghiệp xuất sắc

Nhiều người biết ông là một nhà quản lý, một người làm kinh tế giỏi nhưng ít ai biết ông từng là một người lính, từng vào sinh ra tử. Ông là Nguyễn Văn Bé, Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh KCX Linh Trung. Hẹn gặp ông, dù đến rất đúng giờ nhưng ông đã vội phân bua: “Đang làm mấy chương trình Tết cho công nhân (CN) nên cũng hơi lu bu”. Chất giọng mộc mạc, gần gũi của người lính vẫn còn.

img

Ông Nguyễn Văn Bé (thứ hai từ phải sang) và Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Đặng Ngọc Tùng (thứ tư từ phải sang) vui Tết cùng công nhân xa nhà

 

15 tuổi, vào mật khu


Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, mới 15 tuổi cậu bé Hoàng Đôn Bảnh đã là đội viên Đội Võ trang Tuyên truyền của Thành đoàn Sài Gòn - Gia Định. Cũng năm ấy, cậu được gởi vào mật khu Long An tập huấn quân chính và quân báo để tham gia chiến dịch Tổng tiến công Mậu Thân 1968. Để tiện cho công tác và thích nghi với nhiệm vụ, các anh, các chú quyết định đổi tên cho Bảnh.

Xây dựng Linh Trung thành KCX hấp dẫn

Năm 2008, từ cương vị Phó Tổng Giám đốc thứ nhất Công ty Liên doanh Tân Thuận, ông Nguyễn Văn Bé được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh KCX Linh Trung. Tại đây, ông tiếp tục gầy dựng, tạo nguồn để Linh Trung trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Sau thành công của KCX Tân Thuận đến KCX Linh Trung, đến nay, TPHCM đã có 13 KCX-KCN thu hút gần 1.000 doanh nghiệp với hơn 250.000 lao động; tạo kim ngạch xuất khẩu hàng tỉ USD mỗi năm và thu hút rất nhiều ngành kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.

Thấy cậu ít tuổi, mọi người gọi là Bé, Nguyễn Văn Bé, một cái tên rất thông dụng ở rừng tràm Long An lúc bấy giờ và cái tên ấy được dùng đến ngày nay.


Năm 1969, khi Bộ Chỉ huy Tiền phương Quân khu Sài Gòn - Gia Định lui về trú đóng tại mật khu Cai Lậy, trong một trận càn của biệt kích Mỹ vào căn cứ, Bé bị trúng đạn M.16 vào ngực.

Lúc ấy, Bé chỉ mới 17 tuổi. Cuối năm 1972, khi hoạt động quân báo nội đô, cậu lại bị quân cảnh bắt vì tình nghi sử dụng giấy tờ giả. Khi chúng giải đi, cậu nhảy khỏi quân xa, bị té khiến răng gãy như lưỡi cưa. “Hai lần thương tật, được Hội đồng Giám định y khoa giám định thương tật 35%.

Tôi vẫn nhớ lời thiếu tướng Trần Hải Phụng (Tư lệnh Quân khu Sài Gòn- Gia Định lúc bấy giờ) nói đùa với tôi: “Thương tích của cậu chưa đủ tiêu chuẩn bồi dưỡng một hộp sữa”. Anh em nghe vậy cười rộ lên trêu tôi. Lúc ấy, cái chết, cái sống đối với chúng tôi thật nhẹ nhàng, vô tư”- ông kể.


Không nề hà gian khó


Sau 30-4-1975, suốt 7 năm miệt mài học tập, ông tốt nghiệp Trường Sĩ quan Chính trị (Học viện Chính trị) và Đại học Tổng hợp Hà Nội. Theo giám định, mất sức khỏe đến 65%, ông được xuất ngũ, chuyển ngành và tham gia các hoạt động xây dựng kinh tế tại các sở, ngành của TPHCM.
 
Lúc ấy, ông nhận ra rằng một người lính tham gia làm kinh tế nhất thiết phải có kiến thức quản lý kinh tế và các nghiệp vụ chuyên môn khác. Thế là ông lao vào học tập. “Không học được chính quy thì học tại chức, học theo chứng chỉ tại các trường Kinh tế Đối ngoại, Đại học Kinh tế, Đại học Bách khoa... Vừa học vừa làm, tôi đã tích lũy được nhiều kiến thức cho công việc”.


Năm 1991, khi đất nước “mở cửa” thu hút đầu tư nước ngoài, ông xung phong tham gia thành lập KCX Tân Thuận. Ông kể: “Thời ấy mô hình KCX là quá mới mẻ, nhiều người chưa tin tưởng chúng tôi. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa yên tâm làm ăn lâu dài.

Chúng tôi phải liên tục tổ chức nhiều hội thảo, triển lãm, đưa ra nhiều kế hoạch để các vị lãnh đạo, người dân tin cũng như thu hút nhà đầu tư nước ngoài và quan trọng để mọi người tin rằng KCX Tân Thuận sẽ thành công”. Với vị trí trợ lý tổng giám đốc phụ trách hành chính, ông quán xuyến nhiều việc từ nhập khẩu thiết bị, thủ tục xuất nhập cảnh cho cán bộ, nhà đầu tư đến lo việc ăn ở cho các nhà đầu tư nước ngoài... “Lúc đó chỉ nghĩ đến một điều là làm thế nào để mọi người thấy được KCX là một mô hình đúng đắn nên việc gì đúng là cứ làm dù khó đến mấy đi nữa”- ông tâm sự.

Và có lẽ chẳng ai có thể hình dung khu đầm lầy, ao hồ hoang sơ ở Nhà Bè nay trở thành KCX Tân Thuận, khu đô thị Nam Sài Gòn, cảng Hiệp Phước...


Nặng tình với công nhân


“Là một người lính nên lúc nào tôi cũng canh cánh trong lòng việc xây dựng Đảng, đoàn thể thật vững mạnh, chăm lo tốt cho CN”- ông cho biết. Vì vậy, công tác xây dựng lực lượng nòng cốt, hỗ trợ đời sống người lao động luôn được ông đặt lên hàng đầu. Năm 2007, Đảng bộ KCX Tân Thuận, KCX Linh Trung được thành lập. Hằng năm, hàng chục cán bộ Công đoàn, CN ưu tú được đứng vào hàng ngũ của Đảng.


Song song đó, ông còn tích cực xúc tiến thành lập Quỹ Doanh nghiệp hướng về cộng đồng, Quỹ Hỗ trợ CN với nhiều chương trình dành cho CN: học bổng, cho mượn tiền đi học không tính lãi... Ông còn liên kết nhiều nơi để tổ chức các phiên chợ đưa hàng VN chất lượng cao, giá rẻ đến với CN; chương trình khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho CN. Các ngày lễ, Tết, KCX Tân Thuận, Linh Trung luôn có các chương trình văn nghệ, tặng quà cho CN có hoàn cảnh khó khăn...


Hiểu được sau những giờ lao động, CN rất cần được vui chơi, giải trí, ông xúc tiến thành lập các CLB đội nhóm, các nhóm phát thanh, CLB dư luận xã hội, văn nghệ... Và những hoạt động này nhanh chóng thu hút nhiều CN tham gia.

Nhìn lại chặng đường đi qua, ông tâm sự: “Dù trong thời bình nhưng tôi vẫn nghĩ mình là một người lính, người lính chiến đấu trên mặt trận kinh tế. Mặt trận này cũng không kém phần cam go, khốc liệt và tôi nghĩ mình vẫn giữ được tính quyết đoán trong những tình thế nhất định, dám nói dám làm, dám chịu trách nhiệm với những việc của mình làm”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo