xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luồn sâu vào nội địa

NHÓM PHÓNG VIÊN

Hàng lậu lọt qua biên giới rồi tỏa đi khắp nơi, kết hợp với hàng giả, hàng nhái khuynh đảo thị trường

Cách khu vực cửa khẩu Lao Bảo (huyện Hướng Hóa - Quảng Trị) vài cây số, trên dòng sông Sê Pôn, đường ranh giới giữa Việt Nam - Lào với chiều dài khoảng 20 km, có rất nhiều điểm được dân buôn lậu làm nơi tập kết hàng hóa. Trong đó, nóng bỏng nhất là tại bến Ngô Đồng ở thôn Duy Tân (thị trấn Lao Bảo), bến Tân Kim, Tân Thành… với đội quân bốc vác, vận chuyển hàng lậu vượt sông rất đông.

Thách thức hải quan

Để đưa vào nội địa tiêu thụ, hàng lậu được chia nhỏ, xé lẻ và cất giấu trong các ô tô chở khách, chở hàng có gia cố hầm chứa theo Quốc lộ 9 về xuôi.
 
img
Một vụ chở hàng lậu bằng xe khách vừa bị lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị phát hiện
Ảnh: TRẦN QUỐC
Dọc Quốc lộ 9 có rất nhiều trạm kiểm soát liên ngành của công an, hải quan, lực lượng chống buôn lậu tỉnh Quảng Trị. Trong đó, khu vực trạm kiểm soát của Chi cục Hải quan Cổng B tại điểm giáp ranh Khu Kinh tế Thương mại Lao Bảo với huyện Đakrông - Quảng Trị là một điểm nóng. Ở đây, cánh buôn lậu thường thuê người gùi cõng hàng đi theo đường mòn cách trạm kiểm soát khoảng 200m để tránh lực lượng kiểm tra.
 
Sau khi vượt qua được trạm kiểm soát, hàng lậu tiếp tục theo ô tô hoặc xe máy về xuôi. Theo Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị, các mặt hàng buôn lậu chủ yếu là thuốc lá, nước giải khát, đường kính Thái Lan, gỗ lậu và một số mặt hàng do Việt Nam sản xuất, được đưa quay vòng từ Khu Kinh tế Thương mại Lao Bảo về nội địa để hưởng chính sách hoàn thuế GTGT.

Ông Hoàng Văn Cừ, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị, cho biết: “Năm 2012, cục đã phát hiện 834 vụ vi phạm pháp luật về hải quan, trị giá trên 11,3 tỉ đồng, tăng 21,4% so với năm 2011 về số vụ và 12,8% về giá trị. Lực lượng hải quan tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong phòng chống buôn lậu như phương tiện thiếu và yếu, trong khi dân buôn lậu sử dụng xe máy phân phối lớn chở hàng vượt qua cả trạm kiểm soát hải quan ngay trước mặt cán bộ đang trực.

Đầy ngập thị trường

Theo ông Trần Phúc Cảnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT TP Đà Nẵng, do nhu cầu mua sắm hàng hóa cuối năm tăng mạnh, gian thương đã tranh thủ gom mua hàng trôi nổi (chủ yếu là hàng nhập lậu) đem về trà trộn với các loại hàng hóa chính thống để bán ra thị trường. Cuối tháng 12 vừa qua, lực lượng QLTT đã phối hợp với Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - Công an TP Đà Nẵng kiểm tra, bắt quả tang Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thanh Ngân (quận Thanh Khê - Đà Nẵng) chứa nhiều tem và rượu giả.
 
Qua khám xét, lực lượng chức năng đã thu giữ 2.590 tem và 168 chai rượu giả cao cấp các loại. Giám đốc công ty này khai nhận toàn bộ số tem và rượu giả đều được mua về từ TP Đông Hà - Quảng Trị để chuẩn bị bán cho các điểm kinh doanh dịch vụ giải trí tại Đà Nẵng. Chỉ trong hơn 1 tháng cuối năm, lực lượng chức năng TP đã phát hiện và xử lý hàng chục vụ buôn hàng lậu, hàng giả, hàng nhái. Cả năm 2012, Chi cục QLTT Đà Nẵng đã xử lý 3.019 vụ, tổng số tiền thu trên 7 tỉ đồng. Số vụ và số tiền phạt đều tăng cao so với năm 2011.

Ông Nguyễn Văn Công, Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Quảng Nam, cho biết đến cuối tháng 12-2012, chi cục đã kiểm tra, xử lý gần 3.000 vụ buôn lậu, mua bán hàng giả; tổng thu nộp vào ngân sách trên 5,5 tỉ đồng. Chi cục đã thành lập 15 đoàn kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết. Cũng trong năm qua, Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi đã kiểm tra, xử lý 2.570 vụ hàng giả, thu nộp Kho bạc Nhà nước hơn 4 tỉ đồng.

Trong khi đó, năm 2012, QLTT TPHCM đã kiểm tra 157 vụ vận chuyển, kinh doanh thuốc lá ngoại nhập lậu, tịch thu 160.911 bao thuốc lá các loại. Về thực phẩm, vi phạm phần lớn là buôn bán hàng ngoại nhập lậu, không niêm yết giá, nhãn ghi không đủ nội dung theo yêu cầu; tổng cộng đã kiểm tra hơn 1.175.000 đơn vị sản phẩm và hơn 598 tấn thực phẩm các loại.
 

30% đường trên thị trường là nhập lậu

Tại một tiệm bán đường trên đường Xóm Vôi (quận 5 - TPHCM), chúng tôi hỏi mua loại giá rẻ, bà chủ người Hoa chỉ tay vào cây đường trên kệ (1 cây 12 kg), đon đả: “Đường Khánh Hòa rẻ nhất, 16.000 đồng/kg”. Chúng tôi lắc đầu, hỏi mua đường Thái Lan, bà chủ tiệm nói nhỏ: “Thì đường Thái Lan chứ đâu, nói là đường Khánh Hòa cho dễ bán”. Theo bà chủ tiệm, đường Thái Lan bán dạng xá (nguyên cây hoặc bịch 1 kg, không bao bì) giá rẻ nhất, còn hàng sản xuất trong nước bán lẻ được đóng gói theo bịch 500 g và 1 kg, có in nhãn mác rõ ràng, giá 18.000 đồng - 20.000 đồng/kg. Ở các chợ lẻ, đường xá được chiết thành bịch 500 g - 1 kg, bày bán công khai trong các tiệm tạp hóa và cạnh tranh gay gắt với đường của các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, mỗi ngày có khoảng 1-2 tấn đường Thái Lan vào nước ta qua biên giới Tây Nam. Khoảng 30% lượng đường trên thị trường hiện nay là hàng lậu và luôn rẻ hơn đường sản xuất trong nước ít nhất 200  - 300 đồng/kg nhưng không cơ quan chức năng nào kiểm soát nổi. Để hợp thức hóa, các thương lái lập một số công ty thương mại ở các tỉnh khác nhau tại ĐBSCL, ký hợp đồng mua bán đường để có hóa đơn chứng từ làm giấy thông hành cho hàng lậu vào sâu nội địa. Ngoài ra, thương lái còn ký hợp đồng mua đường của các nhà máy, lấy và sử dụng hóa đơn để đối phó với cơ quan chức năng.
 
T.Nhân

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 11-1

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo