xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mang thai hộ, quyền được “ra đi thanh thản”:Giới y khoa nói gì?

Theo TTO

Quyền cho phôi, quyền mang thai hộ, quyền được “ra đi thanh thản”... đang được Quốc hội thảo luận và đề nghị bổ sung vào dự thảo Bộ luật dân sự. Đây cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là giới y khoa.

Các bác sĩ nói gì? Quan điểm của họ về vấn đề này như thế nào? TH.S - BS Hồ Mạnh Tường: Phải cấm thương mại hóa trong mang thai hộ

Vấn đề đặt ra đầu tiên là phải bảo vệ quyền của đứa bé. Chúng ta cần đưa ra những qui định xử lý những hành vi của người mang thai hộ gây hại cho đứa bé. Ở Mỹ, theo luật chống phá thai thì dù là bà mẹ thật sự, nhưng phá thai hoặc làm điều gì có hại cho thai cũng có thể ở tù.

Với người mang thai hộ, chuyện có được quyền thăm bé hay không sau khi sinh vẫn có thể thỏa thuận trước khi mang thai hộ. Về mặt luật pháp, cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ có toàn quyền đối với đứa bé, nếu dễ dàng thì cho người mang thai hộ thăm bé, thậm chí nhận là mẹ nuôi; nhưng nếu cha mẹ bé không cho phép mà người mang thai hộ vẫn tìm gặp thì có quyền kiện. Ở nhiều nước đã cho phép gia đình có thể cho đứa bé biết “bà vú nuôi lúc bé chưa đẻ” - tùy sự thỏa thuận.

Đa số các nước qui định rất chặt: mang thai hộ là sự tự nguyện, là một hành động nhân đạo, không vì mục đích kinh tế. Đằng sau đó có thể có sự thuê mướn nhưng luật pháp không công nhận, nếu phát hiện sẽ bị phạt rất nặng. Luật cũng qui định người muốn nhờ mang thai hộ phải có xác nhận y tế cho thấy người này không có khả năng mang thai, để tránh lạm dụng vì có trường hợp có khả năng mang thai nhưng vẫn thuê người mang thai hộ.

Người mang thai hộ không có quyền và cũng không có trách nhiệm với đứa bé. Ngay cả cha mẹ đứa bé sau này đòi người mang thai hộ cùng nuôi phụ, hoặc đứa bé lớn lên tìm đến người mang thai hộ đòi chia gia sản cũng không được.

Về quyền cho phôi đã có qui định trong nghị định của Chính phủ về sinh con bằng phương pháp khoa học, ban hành đầu năm 2003. Theo qui định, nếu phôi dư người đó được quyền cho lại bệnh viện hoặc bỏ đi, chứ không được cho một người khác, phải đảm bảo nguyên tắc vô danh để tránh tranh chấp về sau. Như vậy bệnh viện có trách nhiệm cao nhất về vấn đề này. Nhưng có một thực tế là người VN rất coi trọng huyết thống, cho phôi mà không biết “đi đâu, về đâu” thì sợ con mình sẽ rơi vào một gia đình không tốt nào đó...

Thời gian lưu trữ phôi 1-5 năm tùy mỗi nước, tại Bệnh viện Từ Dũ là hai năm. Việc lưu trữ phôi chỉ vì mục đích điều trị vô sinh cho chính cặp vợ chồng đó. Một số nước đã cho phép cho phôi, cho tinh trùng vô danh hay hữu danh và trong mỗi hình thức vô danh hay hữu danh đều có những điều kiện ràng buộc rõ ràng.

PGS.TS Trương Văn Việt (giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy): “Quyền được chết” khó thực hiện

Theo tôi hiểu, “quyền được chết” còn phải phụ thuộc tình cảm, đạo lý của mỗi người, mỗi gia đình. Có thể hiểu “quyền được chết” là quyền tự do của cá nhân. Nhưng vấn đề là người muốn chết có đủ khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của mình hay không ? Bản thân vấn đề “tự do” chết còn rất nhiều mâu thuẫn. Thế nào là “tự do” chết? Khái niệm tự do chết là một khái niệm nằm giữa các mối quan hệ xã hội phức tạp, còn mập mờ giữa pháp luật, tình cảm, tôn giáo...

Trên thực tế ở bệnh viện chúng tôi vẫn gặp những trường hợp thân nhân người bệnh, người sắp chết xin bệnh viện cho đưa người thân về nhà. Việc xin về nhà lúc bệnh nhân hấp hối khác với “quyền được chết”. Y tế cho về nhà không phải để cho bệnh nhân chết mà là vì quan hệ tình cảm giữa người sắp chết với người thân: gặp người thân lần cuối, có chết thì chết ở nhà, vấn đề tín ngưỡng, tập quán... Vì vậy, tôi cho rằng ở thời điểm hiện nay luật cho phép “quyền được chết” là khó thực hiện, thậm chí không khả thi.

Bác sĩ Phan Quý Nam (giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM): Đạo lý người Á Đông không phù hợp với “quyền được chết”

Tôi cho rằng “quyền được chết” là vấn đề nhạy cảm. Vào thời điểm hiện tại đặt vấn đề này ra chưa phù hợp với đạo lý người Á Đông, dù đó là nỗi bức xúc của giới bác sĩ.

Ở Mỹ và một số nước, có bệnh viện đã qui định quyền của bệnh nhân là “từ chối điều trị và không đồng ý để duy trì sự sống. Tự quyết định những vấn đề về chăm sóc y tế... Yêu cầu hoặc từ chối cách điều trị trong phạm vi pháp luật cho phép”. Ngoài ra, cũng có bệnh viện chỉ định không hồi sức tim phổi (CPR) trong bệnh viện khi bệnh nhân xảy ra ngưng tim, ngưng thở.

Ở VN hiện chưa có qui định chung về không hồi sức, mỗi bệnh viện làm một kiểu. Thường nhất là khi thân nhân thấy người thân trở nặng không hi vọng sống sót, làm đơn xin hồi sức tối thiểu hoặc làm đơn xin về. Hai trường hợp này phải có sự đồng ý của trưởng khoa và khi bệnh nhân xảy ra ngưng tim, ngưng thở thì bác sĩ không làm hồi sức tim phổi. Còn lại các trường hợp khác đều làm CPR. Nhiều trường hợp bác sĩ biết chắc là không kết quả nhưng vẫn phải làm. Điều này dẫn đến hệ quả là tăng tải công việc không cần thiết, kéo dài sự đau khổ cho bệnh nhân, tăng chi phí điều trị. Thế nhưng bác sĩ không dám làm vì sợ phạm luật.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo