xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mạnh tay với vi phạm môi trường

Bài và ảnh: Thế Dũng

Ngày 25-11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tiếp công dân, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật

Ngoài thông qua 2 luật, trong ngày 25-11, Quốc hội (QH) còn thảo luận về dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi) và Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Phải ngăn chặn nạn “xin - cho”

Góp ý cho dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi), đại biểu (ĐB) Lê Trọng Sang (TP HCM) đánh giá dự luật không quy định cụ thể về tiếp thu ý kiến cộng đồng sau khi lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch xây dựng. Hệ quả là đồ án quy hoạch sau khi được phê duyệt khó khả thi dẫn đến quy hoạch treo, gây lãng phí ngân sách, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. ĐB Sang đề nghị bổ sung những điều khoản cần thiết để ràng buộc trách nhiệm của các tổ chức liên quan. Bên cạnh đó, cần ban hành quy chế giám sát quy hoạch xây dựng để phát hiện nhanh, xử lý kịp thời những quy hoạch xây dựng không phù hợp.

Về chất lượng công trình xây dựng èo uột diễn ra nhiều nơi, ĐB Nguyễn Văn Bình (Hải Phòng) đề nghị xác định rõ trách nhiệm của nhà nước khi công trình xây dựng kém hiệu quả, chất lượng không tốt, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nhân dân. “Nói thật muốn phá dỡ một công trình chất lượng kém không hề dễ, vì thế, cách tốt nhất là siết chặt từ khâu tiền kiểm” - ông Bình nói.
img
Đại biểu Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) cho rằng nạn “xin - cho” trong cấp phép xây dựng vẫn còn phổ biến

Về cấp phép xây dựng đang bị buông lỏng ở nhiều nơi, ĐB Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) cho biết quy định hiện hành còn quá nhiều bất cập và nạn “xin - cho” trong cấp phép vẫn còn phổ biến. “Xin - cho” trong lĩnh vực xây dựng xuất hiện ở tất cả các công đoạn từ thỏa thuận về quy hoạch kiến trúc đến quy mô công trình… và tùy tiện trong quản lý đã gây ra nhiều hậu quả. Muốn chặn, phải có chế tài mạnh, nếu không, bộ mặt đô thị sẽ bát nháo” - ĐB Thạch kiến nghị.

Xử lý vi phạm môi trường chưa đủ mạnh

Đối với dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), hầu hết ĐB nhìn nhận hành vi vi phạm pháp luật về môi trường ngày càng trầm trọng, đe dọa sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến tương lai, nòi giống. Do thế, cần thiết phải sửa luật để có chế tài nghiêm minh đối với hành vi này.

ĐB Dương Hoàng Hương (Phú Thọ) nêu thẳng: Vi phạm pháp luật về môi trường ngày càng nghiêm trọng mà nguyên nhân chủ yếu là do công tác thực thi pháp luật chưa đủ mạnh, chế tài và mức xử phạt hành chính chưa đủ sức răn đe. “Đề nghị dừng hoạt động, thu hồi giấy phép hoạt động các cơ sở vi phạm. Đồng thời, phải có cơ chế để tôn vinh những cơ sở, cá nhân có thành tích bảo vệ môi trường, bảo đảm thưởng - phạt nghiêm minh” - ĐB Dương Hoàng Hương nói.

ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) đề nghị làm rõ vai trò của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Hiện nay, trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực này còn chồng chéo, kém hiệu quả. Cùng với đó, phải quy định trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo vệ môi trường ngay từ khâu quy hoạch, lập dự án. Không thể để tái diễn tình trạng quy hoạch thủy điện, phá rừng tràn lan nhưng trách nhiệm không rõ như hiện nay.

Nhiều ĐB khác cũng đề nghị cần có quy hoạch bảo vệ môi trường để hạn chế tình trạng cát cứ trong đầu tư ở địa phương hiện nay.

ĐB Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) kiến nghị dự luật cần quy định phải có quy hoạch môi trường vì thực trạng xây dựng tràn lan các nhà máy, KCN, thủy điện đang gây nhiều hệ lụy. Đồng tình, ĐB Nguyễn Minh Lâm (Long An) cho rằng cần thiết thể chế hóa quy hoạch bảo vệ môi trường. Quy hoạch sẽ là cơ sở để các địa phương thực hiện quy hoạch phát triển phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường.

Bộ trưởng, chủ tịch tỉnh phải tiếp dân ít nhất 1 ngày/tháng

Cùng ngày, QH đã biểu quyết thông qua dự án Luật Tiếp công dân có hiệu lực từ ngày 1-7-2014. Điểm đáng chú ý của luật này là Tổng Thanh tra Chính phủ và Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân ở trung ương ít nhất 1 ngày/tháng. Chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp tiếp công dân ít nhất 1 ngày/tháng, chủ tịch UBND cấp huyện trực tiếp tiếp công dân ít nhất 2 ngày/tháng, chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp tiếp công dân ít nhất 1 ngày/tuần. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ… cũng sẽ tiếp công dân ít nhất 1 ngày/tháng. Những người đứng đầu các cơ quan này còn tiếp công dân đột xuất trong trường hợp vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia; vụ việc nếu không xem xét, chỉ đạo kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng... Ngoài ra, Ban Nội chính là cơ quan tham gia tiếp công dân thường xuyên ở trung ương và cấp tỉnh như đề nghị của nhiều ĐBQH.

Trong ngày, QH cũng biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật. Đáng chú ý, dự luật quy định cấm đưa đất vào Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Luật cũng bổ sung quy định nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong việc thực hiện quy định của pháp luật về thuế bảo vệ thực vật và các quy định khác.

T.Dũng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo