xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Máu đổ trên bãi nghêu

Bài và ảnh: DUY NHÂN

Hàng ngàn người dân nghèo ven cửa biển Cái Cùng (Bạc Liêu) mất kế mưu sinh khi nhiều “đại gia” đổ về đây thành lập các trang trại nuôi nghêu thương phẩm

Trưa 11-8, chúng tôi có mặt tại cửa biển Cái Cùng, nơi vừa xảy ra trận hỗn chiến giữa hàng trăm người đi cào nghêu và những bảo vệ bãi nuôi nghêu của ông Lê Minh Phát. Theo quan sát, những người bị chủ bãi nghêu cho là cướp có cả những em nhỏ chỉ mới 5 - 10 tuổi.

Hỗn chiến

Trên gương mặt còn chưa hết bàng hoàng, chị Trần Thị Trang (30 tuổi; ngụ ấp Vĩnh Điền, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) kể: “Chiều 8-8, tôi cũng như bao người dân địa phương ra bãi biển cào nghêu, cạnh bãi nghêu mà ông Phát bao chiếm. Lúc này, có vài em nhỏ vào bãi của ông Phát để bắt nghêu thì bị bảo vệ dùng dây xích sắt đuổi đánh. Tôi chạy vào can thì bị đánh vào đầu tóe máu. Nhiều người đi cùng thấy vậy chạy đến giải vây. Trong số đó, có anh Châu Văn Nhiều bị đánh tét đầu”.

Dân nghèo ven biển chuẩn bị đi cào nghêu trong mưa
Dân nghèo ven biển chuẩn bị đi cào nghêu trong mưa

Sau lần đụng độ đó, hàng ngàn người đã tiến thẳng vào bãi của ông Phát để cào nghêu. Chiều 9-8, họ tiếp tục đụng độ với hàng trăm người nhân danh bảo vệ bãi nghêu gây nên cảnh hỗn chiến. Ông Hùng, một người trong nhóm cào nghêu, kể: “Bên phía ông Phát có gần 200 người nhưng bên dân cào nghêu đông hơn nhiều. Đánh nhau giằng co khoảng 4-5 giờ thì người của ông Phát chịu không nổi, bỏ chạy. Trong đó, người cầm đầu nhóm bảo vệ bị đánh ngất xỉu, 1 người gãy tay. Phía dân cào nghêu chỉ có vài người bị xây xát nhẹ”.

Lý lẽ của dân nghèo

Những năm gần đây, các bãi biển ở ĐBSCL bị ô nhiễm nên nghêu nuôi chết hàng loạt, trừ cửa biển Cái Cùng. Vì vậy, rất nhiều người có tiền ở địa phương và nhiều nơi khác về đây khoanh vùng, thành lập HTX nuôi nghêu thương phẩm. Sáu năm trở lại đây, diện tích bãi nghêu có chủ cứ tăng dần, lên đến hàng ngàn hecta, đồng nghĩa với “nồi cơm” của dân nghèo bị thu hẹp.

Cửa biển Cái Cùng, một bên thuộc xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình), một bên thuộc xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải). Các bãi phía xã Vĩnh Thịnh đã được quy hoạch hàng loạt HTX nuôi nghêu thương phẩm nên người dân nghèo chỉ còn kiếm ăn bên vùng bãi biển của xã Long Điền Đông. Tại đây, chính quyền không cho phép tư nhân bao chiếm do sợ đụng chạm đến lợi ích của dân nghèo.

Tuy nhiên, khoảng hơn 1 năm trước, ông Phát đã rào lại một vùng bãi biển rộng khoảng 300 ha để nuôi nghêu. “Tự dưng người ta đến bao chiếm và lấn dần, bít hết đường sống của chúng tôi. Tôi biết xông vào bắt nghêu của người khác nuôi là không đúng nhưng bãi biển này không của riêng ai và cũng không còn đường nào lựa chọn khi cái bụng đói meo” - bà Danh Thị Hằng lập luận.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Bùi Minh Túy, Chủ tịch UBND huyện Đông Hải, cho biết huyện đã nắm thông tin vụ tranh chấp bãi nghêu giữa người dân với ông Phát nhưng rất khó xử lý vì số lượng người tham gia rất đông. “Phía ông Phát nuôi nghêu tự phát, không được cơ quan chức năng cấp phép. Do đó, việc thiệt hại tài sản của ông Phát cũng khó có cơ sở để giải quyết. Việc này còn liên quan đến vấn đề sinh kế của nhiều người dân nghèo nên cần thận trọng” - ông Túy nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo