xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mở rộng quyền lập doanh nghiệp

Thế Dũng

Ngày 31-8, tiếp tục phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8-2016, các thành viên Chính phủ đã dành nhiều thời gian thảo luận dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh và dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa.

Theo đó, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh dự kiến sửa đổi 12 luật gồm: Đầu tư, Kinh doanh, Đất đai, Xây dựng, Bảo vệ môi trường, Quản lý thuế, Quảng cáo, Nhà ở, Khoáng sản, Điện ảnh, Đấu thầu, Quy hoạch đô thị.

Cầm bản sơ đồ cho thấy các dự án có sử dụng đất không qua đấu giá, đầu thầu cũng phải trải qua hàng chục thủ tục, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc coi đây là một ví dụ cho thấy yêu cầu cấp bách phải sửa luật.

“Dự án sử dụng đất không qua đấu giá, đấu thầu mà quy trình dài thế này thì DN biết làm thế nào? Tôi đề nghị phải sớm đưa dự án luật trình Quốc hội để sửa đổi” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Những nội dung đáng chú ý trong dự án luật này là việc bãi bỏ 50 ngành nghề kinh doanh có điều kiện… Về ưu đãi đầu tư, thay vì chỉ bảo đảm ưu đãi đầu tư như hiện nay, nhà nước sẽ bảo đảm không hồi tố những thay đổi trong trường hợp ảnh hưởng bất lợi đến nhà đầu tư so với quy định trước đó. Với Luật Nhà ở, sẽ bãi bỏ điều 171 về hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở để thống nhất với Luật Đầu tư.

Một nội dung khác rất đáng chú ý là theo quy định tại điều 2 Luật DN, việc đăng ký thành lập DN thực hiện theo Luật DN quy định việc thành lập DN một số lĩnh vực như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm không thực hiện theo thủ tục tại Luật DN mà phải xin phép tại cơ quan quản lý chuyên ngành.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện có 2 luồng ý kiến về vấn đề này. Ý kiến thứ nhất cho rằng quy định như điều 3 hiện nay chưa thật sự bảo đảm tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người dân, DN theo quy định của Hiến pháp. Dòng ý kiến thứ hai cho rằng nếu sửa đổi điều 3 sẽ gây khó khăn cho cơ quan quản lý cũng như các DN trong các lĩnh vực đặc thù.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng tình với các ý kiến đề nghị cân nhắc kỹ lưỡng việc loại bỏ, bổ sung các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phải hết sức thận trọng khi sửa đổi điều 3 về đăng ký DN với mục tiêu vừa bảo đảm quyền tự do kinh doanh vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước.

“Tư lệnh” bớt họp, tăng đi cơ sở

Tại phần thảo luận dự thảo Nghị định về quy chế làm việc của Chính phủ mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu giảm họp hành bởi “nếu chỉ ngồi bàn giấy mà không có thực tiễn thì khó có mô hình mới, chính sách sát thực tiễn”.

Thủ tướng phê bình rằng nguyên nhân chậm trễ của các bộ chính là ở cấp chuyên viên, cấp vụ và có tình trạng phải gặp người đề xuất mới xử lý công việc. Do đó, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý hành chính qua mạng; đồng thời đề cao vai trò trách nhiệm của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là người đứng đầu và chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công. “Ở đâu có sự kiện thuộc lĩnh vực của các đồng chí thì các đồng chí phải kiểm tra, đôn đốc, xử lý giải quyết chứ không chỉ lo công việc trên bộ” - Thủ tướng khẳng định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo