xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỗi ngư dân, một người lính

Lương Duy Cường

Chỉ trong 10 ngày cuối tháng 5-2014, ngư dân Nguyễn Sương (TP Đà Nẵng) đã cho hạ thủy 2 tàu cá đều có công suất máy 1.150 CV, thuộc hàng lớn nhất TP Đà Nẵng hiện nay. Đó là chiếc ĐNa 90604 TS, hạ thủy ngày 22-5 và chiếc ĐNa 90603 TS, hạ thủy ngày 24-5. Mỗi chiếc đầu tư 5 tỉ đồng.

Tại TP Đà Nẵng, các xí nghiệp đóng tàu cá đang phải hoạt động với công suất chưa từng có để kịp phục vụ đơn hàng của ngư dân đầu tư đóng mới tàu công suất lớn. Nghề đóng tàu cá nhộn nhịp khác thường và đang lan rộng khắp các tỉnh, thành miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Điều đáng nói là vốn đầu tư vào các dự án đóng tàu mới của ngư dân lần này, ngoài vốn tự có chỉ chiếm phần nhỏ, thì phần chính là ở vốn vay ngân hàng và vốn góp của  chính các ngư dân.

Biển Đông mênh mông và đời ngư phủ “thắng - thua” sau những chuyến ra khơi là thường. Nhưng từ lúc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ngư dân không chỉ đối diện với những bất trắc tiềm ẩn từ biển Đông mà còn luôn đối diện với lắm nguy cơ từ tàu Trung Quốc. Liên tục trong thời gian gần đây, hàng loạt tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu của Trung Quốc đâm va, ném đá. Ngoài bị cướp hết ngư lưới cụ, tan nát tàu thuyền, nhiều trường hợp nếu không được các tàu của ta cứu hộ kịp thời thì chắc chắn ngư dân còn mất cả tính mạng.

Song, các tàu Trung Quốc càng hung hăng thì ngư dân Việt Nam càng kiên quyết bám biển, bảo vệ ngư trường truyền thống và thiêng liêng hơn nữa là để bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Vươn khơi trong tình trạng khốc liệt như thế, ngư dân cần có tàu công suất lớn, trang bị hiện đại, đồng nghĩa với việc đầu tư lớn. Bình thường, đấy không phải là chuyện dễ với ngư dân Việt Nam  nhưng bây giờ thì khác. Bằng những quyết sách linh hoạt của Chính phủ, ngư dân được tiếp cận với những khoản vay theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg (ngày 13-7-2010) của Chính phủ khuyến khích, hỗ trợ khai thác, dịch vụ khai thác hải sản trên biển xa. Mới đây nhất là chủ trương cho vay đóng tàu sắt tới 90%, thời hạn vay trong vòng 10 năm mà lãi suất chỉ 3% (tàu gỗ là 70%, lãi suất cũng 3%). Ngay cả chính sách bảo hiểm cũng mở rộng cho khai thác và dịch vụ khai thác hải sản ở vùng Trường Sa, Hoàng Sa, DK1 như hỗ trợ hằng năm 70% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, 100% kinh phí mua bảo hiểm kết hợp con người...

Sau khi có sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị, ngư dân cả nước đang gắn kết với nhau, ra khơi theo tổ, đội để vừa tăng sự an toàn vừa hỗ trợ nhau tìm luồng cá. Đơn cử, tỉnh Khánh Hòa  đã có gần 1.000 tàu đánh bắt xa bờ liên kết trong 200 tổ, đội. Tỉnh Bình Định có 318 tổ, đội đoàn kết đánh bắt trên biển với 1.144 tàu cá. Tỉnh Quảng Ngãi cũng lập được 6 nghiệp đoàn nghề cá với 2.000 đoàn viên...

Ngư dân Việt Nam đang đứng trước một vận hội mới mang tính lịch sử. Từ chỗ ra khơi chỉ để lo miếng cơm manh áo, nay mỗi ngư dân đang như một chiến sĩ bảo vệ ngư trường, biển đảo. Họ sẽ ra khơi với tàu to, công suất lớn. Đằng sau họ, không chỉ là những người vợ, người con ngóng đợi mà còn hơn 90 triệu trái tim của đồng bào trong nước và hàng triệu tấm lòng của người Việt Nam từ muôn phương. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo